Ông Bùi Văn Thông, xóm Yên, xã Kim Truy (Kim Bôi) kể lại với thế hệ trẻ về giây phút xúc động, thiêng liêng khi được nhận chiếc hiệu hiệu tự tay Bác Hồ trao tặng.
(HBĐT) - Kim Bôi là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nơi có bề dày lịch sử và có nền văn hoá đậm đà bản sắc từ xa xưa. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, huyện đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, Huân chương, cờ và bằng khen. Vì lẽ đó, công tác giáo dục truyền thống cách mạng luôn được các cấp uỷ Đảng, ban, ngành, đoàn thể trong huyện quan tâm thực hiện.
Một trong những hoạt động cụ thể mà huyện luôn quan tâm thực hiện nhằm lưu giữ và phát huy truyền thống cách mạng đó là nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Từ năm 2002 đến nay, Huyện uỷ đã mở 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lịch sử Đảng cho 574 học viên. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn do khủng hoảng tài chính, năm 2009, BTV Huyện uỷ đã ra Thông báo số 381-TB/HU hỗ trợ các xã, thị trấn tiến hành sưu tầm, biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ 70 triệu đồng/đơn vị, phần còn lại, Đảng bộ vận động các nhà hảo tâm, DN và trích từ nguồn ngân sách địa phương. Sự quan tâm kịp thời đó đã giúp các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn nhân lên sự quyết tâm sưu tầm, biên soạn những cuốn lịch sử Đảng để lưu giữ cho muôn đời sau. Để sưu tầm, biên soạn một cuốn lịch sử Đảng bộ cần khoảng 2 năm và khoản kinh phí khoảng 150-180 triệu đồng. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng từ năm 2002 đến nay, Đảng bộ huyện và các xã, thị trấn đã cho ra mắt 14 công trình nghiên cứu lịch sử Đảng. Hiện, huyện đang sưu tầm, biên soạn cuốn kỷ yếu “Đảng bộ huyện Kim Bôi qua các kỳ đại hội 1945-2010”. Một phần việc khác được Huyện ủy Kim Bôi triển khai, thực hiện có hiệu quả là xây dựng và thực thi quy chế bảo tồn di sản văn hóa và phát huy giá trị các di tích, danh thắng. Thông qua việc nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, huyện đã có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để bảo tồn. Đã có nhiều di tích văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng được quan tâm đầu tư tôn tạo như: nhà lưu niệm Bác Hồ, nhà truyền thống xã Vĩnh Đồng, đình Lập, xã Lập Chiệng, cây đa Chỉ Ngoài, xã Hùng Tiến, khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng... Đến nay, trên địa bàn huyện có 14 di tích được xếp hạng, những di tích này xứng đáng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Song song với việc xây dựng các công trình nghiên cứu lịch, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử..., huyện đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền để phát huy hiệu quả các công trình này. Năm 2007, Ban tuyên giáo Huyện ủy đã phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện phát hành 346 cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Kim Bôi giai đoạn 1930-2000 tới tất cả các trường phổ thông trong toàn huyện và trưng bày ở các Trung tâm học tập cộng đồng. Cũng từ thời điểm đó, việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường THPT trên địa bàn huyện đã được duy trì nề nếp. Với thời lượng từ 3-4 tiết học/năm, xen lẫn các bài học về lịch sử đất nước, lịch sử thế giới, các giáo viên bộ môn lịch sử giới thiệu với các em học sinh về các di tích lịch sử, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, những nét đẹp văn hóa trong ẩm thực dân tộc... Những tiết học này mang theo sự kỳ vọng sẽ góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ. Không ngừng tìm tòi, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, huyện đã thu hút được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các ngành, đoàn thể tham gia các cuộc thi: “Tìm hiểu 80 năm thành lập Đảng”, “Tìm hiểu 60 năm ngày giải phóng Hòa Bình”, “Tìm hiểu lịch sử đặc biệt Việt Nam - Lào”..., các buổi mít tinh, tọa đàm, giao lưu văn nghệ trong những ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương.
Bằng những chương trình hành động cụ thể, thiết thực, huy động sự tham gia của nhiều cấp, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, huyện Kim Bôi giữ gìn ngọn lửa truyền thống cách mạng soi sáng những bước đường hướng tới tương lai.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Cứ vào cuối tháng 8, khi sắc trời xanh và nắng vàng rực rỡ, những người làm báo trong ngôi nhà Báo Hoà Bình lại xốn xang nhớ về ngày Báo Hoà Bình ra số đầu tiên (2/9/1962). Chặng đường 51 năm, từ thời Báo Hoà Bình sơ khai có trụ sở ở khu Đoàn Kết (nay thuộc phường Phương Lâm) những năm 60 đến thời Hà Sơn Bình có tên Báo Hà Sơn Bình (1976-1991), đóng đô ở thủ phủ Hà Đông... Biết bao thế hệ cán bộ, phóng viên của Báo với những đóng góp cụ thể làm nên truyền thống và lịch sử của tờ báo Đảng tỉnh Hoà Bình. Họ là những chiến sĩ xung kích, vững vàng trên mặt trận VH-TT; một lòng vì sự nghiệp báo chí cách mạng.
(HBĐT) - Ngày 30/8, đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ĐUQS tỉnh về thực hiện NQT.Ư 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 với mục tiêu ...“phấn đấu đến năm 2015, huyện Lương Sơn trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh”, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đã chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đạt được nhiều chỉ tiêu NQĐH đề ra hàng năm. Qua đó đã thay đổi đáng kể bộ mặt nơi cửa ngõ của tỉnh.
(HBĐT) - “Đó là 3 ngày 15, 16, 17/7/1968, lúc này, tôi là trung đội trưởng Trung đội 2, đại đội 5, tiểu đoàn 75, mặt trận B5 (đường 9) được giao chốt ở cao điểm 710, vành ngoài Khe Sanh. Bằng súng máy 12 ly 7, trung đội tôi đã bắn rơi 7 chiếc máy bay vận tải CH47, trong đó, tôi bắn rơi 1 chiếc. Chiến công vang dội này là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với toàn trung đội cũng như cá nhân tôi...”.
(HBĐT) - Chào mừng kỷ niệm 68 năm Quốc khánh 2-9, Ban Thường vụ cấp ủy các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã ra quyết định kết nạp 489 đảng viên mới.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Quốc khánh 2/9, Đảng bộ huyện Lạc Sơn đã có 43 đảng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét, quyết định tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng.