Sáng 19-11, Quốc hội bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn, dự kiến diễn ra trong ba ngày. Bốn vị bộ trưởng nhận được số câu hỏi nhiều nhất từ đại biểu Quốc hội sẽ lần lượt trả lời chất vấn là: Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

 

Mở đầu phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn tại ba kỳ họp gần đây. Ba nhóm vấn đề cụ thể được Phó Thủ tướng báo cáo chi tiết gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa - thể thao - du lịch và lao động - thương binh - xã hội.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành gửi 11 báo cáo về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn đã gửi tới đại biểu Quốc hội. Các báo cáo tập trung vào những nội dung: Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế; việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ; nợ đọng xây dựng cơ bản; kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; phòng, chống tham nhũng; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông…
Đến nay, các nội dung trong báo cáo cơ bản được thực hiện nghiêm túc, từng bước đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên có nhiều nội dung đòi hỏi việc triển khai cần phải có thời gian, nguồn lực và phải tiếp tục thực hiện quyết liệt, kiên trì. Điển hình là các lĩnh vực xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, phòng chống tham nhũng, quản lý và sử dụng đất đai, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hàng hóa, quản lý thủy điện, gỡ khó cho thị trường bất động sản, quá tải bệnh viện, y đức, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Các đại biểu Quốc hội sau đó đã phát biểu thảo luận tại hội trường. Nhiều ý kiến đại biểu tập trung vào phân tích về các vấn đề phát triển nông nghiệp, quản lý thủy điện, trách nhiệm trong công tác phòng chống lụt bão, nợ đọng trong xây dựng cơ bản, vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp... đồng thời các đại biểu cũng yêu cầu các bộ trưởng phụ trách ngành cần trả lời rõ những việc đã làm, đã hứa trong những lần trả lời chất vấn trước đây.
Được biết còn nhiều vấn đề nóng cũng được các đại biểu quan tâm như các vấn đề về y tế, y đức, giao thông, xây dựng... Tuy nhiên số lượng câu hỏi về các vấn đề trên gửi đến đoàn thư ký kỳ họp không đứng trong tốp đầu cho nên tại kỳ họp này các đại biểu chưa thể chất vấn tại hội trường được.

Bước vào phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội nghe Trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII và sau đó sẽ trực tiếp chất vấn và nghe trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát.

Ông Cao Đức Phát sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề gồm: Việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo, tạm trữ cà phê; trách nhiệm cá nhân trong việc chậm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

Tại phần trả lời của ông Cao Đức Phát, sẽ có các bộ trưởng: Y tế, Tài Chính, Khoa học công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch đầu tư, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cùng tham gia giải trình thêm những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực NNPTNT. Phần trả lời của ông Cao Đức Phát kéo dài đến 8 giờ 35 ngày 20-11.

Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sẽ trả lời các nhóm vấn đề như: Giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội.

Bộ trưởng các bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Tư pháp cũng sẽ tham gia giải trình những vấn đề có liên quan đến phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Phần trả lời chất vấn của ông Nguyễn Thái Bình kéo dài đến 14 giờ 35 ngày 20-11.

Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông  Nguyễn Bắc Son có sự tham gia giải trình thêm của các bộ trưởng: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an, được bắt đầu từ 15 giờ 50 ngày 20-11 đến 9 giờ ngày 21-11. Ông Nguyễn Bắc Son  sẽ tập trung trả lời về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng trước tình hình an ninh văn hóa ngày càng diễn biến phức tạp. Giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online). Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động.

Với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, phiên trả lời chất vấn được bắt đầu vào lúc 9 giờ 10 đến 14 giờ 50 ngày 21-11. Các vấn đề mà ông Trương Hòa Bình sẽ phải trả lời là trách nhiệm của TANDTC trong hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, giám đốc việc xét xử của tòa án nhân dân các cấp; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; giải pháp để nâng cao chất lượng ngành tòa án; nâng cao chất lượng xét xử, tránh để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật.

Các bộ trưởng: Tư pháp, Công an; Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ giải trình tại phần chất vấn Chánh án TANDTC.

Từ 15 giờ đến 15 giờ 30, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn, sau đó Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu. Thời gian dành cho Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn trực tiếp là 55 phút, bắt đầu từ 15 giờ 50 đến 16 giờ 45 ngày 21-11.

 

                                                                          Theo Báo ND

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục