Cơ sở vật chất trường học các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc từng bước được quan tâm đầu tư tạo thuận lợi cho con em đến trường. Ảnh: Học sinh trường tiểu học xã Do Nhân (Tân Lạc) trong giờ ngoại khoá tại phòng đọc của trường.

Cơ sở vật chất trường học các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc từng bước được quan tâm đầu tư tạo thuận lợi cho con em đến trường. Ảnh: Học sinh trường tiểu học xã Do Nhân (Tân Lạc) trong giờ ngoại khoá tại phòng đọc của trường.

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện chính sách dân tộc, toàn tỉnh đã đầu tư trên 1.200 công trình thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc tại các vùng, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ trên 2 vạn hộ gia đình làm nhà ở, xóa nhà dột nát, xây dựng 26 trung tâm cụm xã...

 

Thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2013 đã triển khai xây dựng 161 công trình bao gồm trường học và các hạng mục phụ trợ, giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt với tổng vốn đầu tư gần 90 tỉ đồng. Năm 2014, tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư với tổng vốn kế hoạch gần 120 tỉ đồng; đầu tư 8 tỉ đồng xây dựng 11 công trình nước sinh hoạt tập trung. Trong chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh - định cư, năm 2013 đã đầu tư 4 hạng mục phụ trợ cho điểm định canh - định cư khu suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) trị giá trên 6,4 tỉ đồng, ngoài ra hỗ trợ giống, kỹ thuật cho các hộ dân giá trị 30 triệu đồng. Năm nay triển khai xây dựng điểm định canh - định cư tập trung khu vực bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) với tổng vốn kế hoạch giao 13 tỷ đồng đền bù GPMB và đầu tư xây dựng 5 công trình cơ sở hạ tầng. Đến nay, giá trị khối lượng thực hiện đạt khoảng 40% kế hoạch, đã giải ngân 4,1 tỉ đồng, đạt 31,5% kế hoạch. Trong năm qua, đã có 40.629 hộ với 166.743 khẩu thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thu hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp với giá trị thực hiện 17, 3 tỉ đồng, toàn tỉnh đã cấp 295.890 kg muối cho 23.624 hộ với giá trị giải ngân trên 2,26 tỉ đồng. Tiếp tục triển khai chính sách trong năm  nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các huyện rà soát tổng hợp số hộ, khẩu nghèo thuộc đối tượng được thụ hưởng gồm 33.658 hộ, 137.803 khẩu với tổng kinh phí được phân bổ 13 tỷ đồng. Trong đó, cấp hỗ trợ muối iốt và bột canh iốt 1,84 tỉ đồng, cấp hỗ trợ giống cây trồng 11,33 tỉ đồng. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với nhiều ưu đãi đã tạo điều kiện để các hộ dân có nguồn vốn từng bước đầu tư phát triển kinh tế. Từ năm 2007-2012, mức vay 5 triệu đồng/hộ, lãi suất 0%; từ năm 2013, mức vay 8 triệu đồng/hộ, lãi suất 0,1%. Đến thời điểm tháng 5, dư nợ cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại Ngân hàng CSXH tỉnh 11,83 tỉ đồng với 2.082 hộ còn dư nợ. Trong năm nay, có 5.037 hộ có nhu cầu vay vốn với tổng kinh phí 40,29 tỉ đồng. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền sâu rộng tới vùng đồng bào dân tộc, người dân được phổ biến, chuyển giao KH-KT trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Với việc triển khai các chương trình, dự án công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng đã tạo được lòng tin và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân về tính thiết thực, hiệu quả của chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

 

Với trên 70% dân số toàn tỉnh là người dân tộc thiểu số sinh sống ở những địa bàn khó khăn, 37% xã trên địa bàn thuộc diện đầu tư hỗ trợ theo Chương trình 135, thông qua đầu tư của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn địa bàn vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn ở tỉnh ta. Toàn tỉnh đã có 23 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I, 11 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II... Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã thuộc Chương trình 135 giảm nhanh, trung bình giảm 6,1%/năm, đầu năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo 52,74%, đến năm 2010 giảm còn 22%. Theo tiêu chí mới, năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo 50,7%, đến cuối năm 2013 giảm còn 39%. Mức thu nhập bình quân chung trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn đạt 6,5 triệu đồng/người/năm.

 

 

                                                              Hà Thu

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục