Thành phố Hòa Bình hôm nay.

Thành phố Hòa Bình hôm nay.

(HBĐT) - 69 năm kể từ những ngày mùa thu lịch sử năm 1945, một khoảng thời gian không hề ngắn nhưng dường như thật gần trong lòng cán bộ, nhân dân, nhất là với thế hệ đã từng sống, chiến đấu giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Cứ đến những ngày tháng Tám, mỗi người dân trong tỉnh mong muốn được tìm về những trang sử vẻ vang của quê hương với tâm nguyện sẽ mãi nhớ, khắc ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử để thêm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng cách mạng.

 

Theo dòng chảy thời gian, những cái tên như phố Đồng Nhân, thị trấn chợ Bờ, thị trấn Suối Rút, Giằng Sèo, Mường Diềm, Thạch Yên... chỉ còn được lưu lại trong sử sách, song vẫn rất quen thuộc với nhiều người dân trong tỉnh khi ngược thời gian nhớ về thời cách mạng còn trong trứng nước vì đó chính là những nơi nhen nhóm phong trào cách mạng để rồi đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước khi thời cơ chín muồi, nhân dân nhất tề đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, cướp chính quyền về tay nhân dân lao động.

 

Thật may mắn khi thế hệ chúng tôi vẫn còn được gặp gỡ, trò chuyện với những người con ưu tú đầu tiên của tỉnh đã không màng tới sự gian khổ, hiểm nguy, một lòng đi theo cách mạng từ thủa còn sơ khai. Không khâm phục, tự hào sao được trước hình ảnh những cụ ông, cụ bà đã ngoài 90 tuổi nhưng vẫn còn lưu giữ những ký ức, kỷ vật một thời máu lửa như một thứ tài sản vô giá bởi với họ có thể quên những khó khăn, bon chen của cuộc sống thường nhật, song không thể quên những ngày tháng được sống, chiến đấu, cống hiến cho độc lập của nước nhà, hạnh phúc của nhân dân.

 

Nhớ lại một lần được gặp gỡ, trò chuyện với cụ Lê Thị Tâm, nguyên tổ trưởng Tổ phụ nữ cứu quốc, Chủ tịch UBND TX Hoà Bình (nay là TP Hoà Bình), chúng tôi không khỏi xúc động, cảm phục trước câu chuyện về những ngày đêm cụ cùng hội viên cứu cuốc miệt mài viết và rải truyền đơn khắp thị xã để lên án phát xít Nhật rồi ký ức về chị em tổ Phụ nữ cứu quốc lấy lá khoai lang cùng nhọ nồi rã thật nhỏ làm mực viết truyền đơn. Cụ kể: Ngày đó, do quân địch thường đi tuần tra, kiểm soát, để tránh bị lộ nên công việc thường diễn ra lúc đêm khuya. Có lần, đang miệt mài làm việc chợt nghe tiếng gót giày của giặc đến gần, cụ cùng một số chị em phải chạy trốn xuống bờ sông Đà lấy hai tay đào cát chôn giấu biểu ngữ, truyền đơn. Các hội viên cứu quốc luôn kiên định ý chí, khi trong người đang có tài liệu tuyên truyền về cách mạng mà bị địch bắt, nếu chúng có tra tấn bằng cách nung đỏ mâm đồng bắt ngồi lên hay đóng đinh vào bàn tay cũng quyết không khai nhận bất cứ việc gì. Chính nhờ lòng gan dạ, dũng cảm đó mà ta đã làm nên nhiều biểu ngữ, truyền đơn, khẩu hiệu với nội dung ủng hộ Việt Minh, đả đảo phát xít Nhật và chính  quyền phong kiến bù nhìn để truyền đi khắp thị xã, kêu gọi người dân đi theo cách mạng.

 

Cũng về ký ức những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945, câu chuyện của cụ Nguyễn Công Mão, tổ 6, phường Chăm Mát như đưa người nghe được sống lại những ngày sục sôi cách mạng. Khi ấy cụ là đội viên Đội thanh niên cứu quốc, đội viên đội tự vệ phố Đúng. Cụ còn nhớ rất rõ: Ngày đó, nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, các đội tự vệ vừa ráo riết luyện tập, vừa ngày đêm làm nhiệm vụ tuần tra canh giác. Mặt trận Việt Minh, Đội thanh niên cứu quốc đã bàn nhau trèo lên đồi ông Tượng để treo cờ Tổ quốc phân công người viết khẩu hiệu, người rải truyền đơn với không khí hào hứng, phấn khởi. Dấu ấn sâu đậm nhất là trong một lần cả tập truyền đơn được treo trên một cây to tại chợ Phương Lâm. Đợi khi chợ họp đông, cán bộ Việt Minh giật dây cho truyền đơn bay đi nhiều nơi. Nhờ đó đã tuyên truyền đến nhân dân khí thế vùng dậy cướp chính quyền. Thế rồi sau mấy ngày đêm khẩn trương chuẩn bị cho cuộc vũ trang giành chính quyền, đúng 7g ngày 22/8/1945, sau hiệu lệnh khởi nghĩa, đông đảo nhân dân bờ phải sông Đà vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc tất thảy xuống đường, theo cán bộ chỉ huy xông thẳng vào nhà của bọn hội đồng thị xã. Trước áp lực mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, bọn chúng phải nộp toàn bộ triện, bằng sắc, khế ước, văn tự, sổ sách, tài liệu cho quân cách mạng. Cán bộ chỉ huy tuyên bố chính quyền phong kiến tay sai ở thị xã tan rã, từ nay chính quyền thực sự về tay nhân dân lao động.

 

Thắng lợi tại thị xã tạo thêm sức mạnh để quân cách mạng tiến lên lần lượt giành chính quyền tại châu đường Kỳ Sơn, châu Mai Đà, châu Lương Sơn... Đặc biệt, là sự kiện vào 2g chiều ngày 23/8/1945 với cuộc vượt sông Đà tiến công đánh chiếm chính quyền tỉnh sẽ mãi là bản hùng ca trong lịch sự đấu tranh giành chính quyền của cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Cuộc vượt sông diễn ra trong khí thế sôi động, hào hùng. Lực lượng cách mạng cùng đông đảo nhân dân xã Hòa Bình - Thịnh Lang vũ trang ầm ầm nổi dậy tiến vào khu vực doanh trại, các công sở chính quyền bù nhìn đầu tỉnh. Hoảng sợ trước sức mạnh của quân cách mạng, tỉnh trưởng bù nhìn cùng một số viên chức thân cận đã ra tận bờ sông nghênh đón đoàn quân khởi nghĩa. Đúng 4g chiều cùng ngày, cuộc mít tinh chào mừng UBND các mạng lâm thời tỉnh được tổ chức ngay tại sân phủ bộ đường, đặt  dấu  chấm hết cho sự thống trị của phát xít Nhật và chính quyền tay sai.

 

Nói về sự kiện này, cuốn hồi ký Trưởng thành trong cách mạng của đồng chí Vũ Thơ, Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình đầu năm 1945 có viết: “Ngay tối hôm đó (ngày 23/8/) chúng tôi tổ chức một cuộc diễu hành với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Cả thị xã sôi động trong ánh đuốc, ánh đèn, trong tiếng reo hò, tiếng hô vang khẩu hiệu và tiếng ca hát. Lòng người rộn rực, khí thế hừng hực như được tiếp thêm khi những bài ca cách mạng như "Cùng nhau đi hồng binh", “Lên đàng" hoà cùng tiếng vang dội của cồng, chiêng, trống của các đoàn Thịnh Lang, Hoà Bình, Sủ Ngòi, bến Đầm Mát... Theo sáng kiến của anh em quân nhân cứu quốc, biểu tượng một thanh niên Việt Nam đang cầm cờ giẫm chân lên lưng con gà trống Gôloa được rước đi quanh thị xã. Nhân dân thị xã tổ chức một bữa cơm nắm muối vừng phát cho tất cả mọi người cùng ăn. Từ khi có tỉnh Hoà Bình, chưa bao giờ có cuộc vui như vậy...

 

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh ta, trước hết là thành quả của những năm kiên trì, bền bỉ vận động cách mạng của Đảng. Đồng thời là thắng lợi của phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc. Chính vì vậy, đó cũng là thắng lợi của chủ trương đại đoàn kết dân tộc. Trải theo chiều dài lịch sử, bài học về đại đoàn kết toàn dân sẽ mãi còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay.

 

 

 

                                                                     Hoàng Nga

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục