Nhân dân xóm Sèo chăm sóc, chỉnh trang lại khu vực Tượng đài Căn cứ cách mạng Giằng Sèo.
(HBĐT) - Lời kể của chủ tịch UBND xã Cao Sơn (Đà Bắc) Triệu Phúc Thi đưa chúng tôi về thời điểm năm 1945, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập và phát triển mạnh mẽ đã tác động đến phong trào cách mạng tỉnh ta. Vấn đề cấp bách phát triển phong trào cách mạng được Ban cán sự Đảng tỉnh khẳng định là: “Khẩn trương xây dựng các đội cứu quốc, phát động sâu rộng phong trào cứu quốc trong nhân dân”.
Ở Đà Bắc, đồng bào Mường, Tày, Dao đã biết đến Việt Minh, hiểu về cách mạng. Phong trào cách mạng có ảnh hưởng lớn, tác động đến hàng ngũ chánh tổng, lý tổng tạo điều kiện thuận lợi cho tuyên truyền gây dựng cơ sở trong đồng bào dân tộc. Cùng thời gian này, Ban cán sự Đảng tỉnh lên kế hoạch mở lớp huấn luyện quân sự cho các hội viên tự vệ cứu quốc thị xã tại Tu Lý. Xóm Giằng, Sèo khi đó thuộc xã Tu Lý có địa thế thuận lợi, đảm bảo yêu cầu an toàn, bí mật nên được chọn là nơi tổ chức lớp. Quân số dự huấn luyện gồm 12 đội viên tự vệ cứu quốc thị xã Hòa Bình, 4 đồng chí cán bộ người Quỳnh Lưu (Nghệ An) và 3 thanh niên dân tộc địa phương.
Sau khi học lý thuyết, các đội viên tự vệ thực hành tập luyện chiến đấu ngay trên đồng ruộng. Những ngày huấn luyện này đã tạo thanh thế Việt Minh ngày càng cao, làm cho các hào lý run sợ, khuất phục, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Trong thời gian huấn luyện, lớp học đã được gia đình ông Đinh Công Sắc - người thanh niên đầu tiên của Đà Bắc được giác ngộ cách mạng) cùng anh em hội viên cứu quốc và nhân dân Tu Lý hết sức đùm bọc, giúp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn, bí mật để lớp huấn luyện đạt kết quả. Kết thúc thời gian huấn luyện, đội viên tự vệ tỏa về các địa phương trở thành lực lượng nòng cốt tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, chế độ lang đạo. Khu căn cứ cũng là nơi chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ra đời vào tháng 11/1947.
Tượng đài khu căn cứ cách mạng Giằng Sèo đứng uy nghiêm như khẳng định giá trị lịch sử vẹn nguyên, trở thành điểm tựa để con cháu hôm nay tiếp nối truyền thống, bằng sức lực và trí lực cống hiến cho quê hương, Tổ quốc. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn đã nỗ lực, chung tay đẩy nhanh công cuộc XĐ -GN, giữ vững ANCT -TTATXH. Trong phát triển kinh tế đã tập trung xây dựng vùng cây, con hàng hóa chủ lực, trong đó, diện tích cây ngô đạt 660 ha, 150 ha dong riềng, 100 ha sắn. Về chăn nuôi đã mở rộng quy mô đàn gia súc và lợn bản địa với xấp xỉ 2.000 con. Thu nhập bình quân năm 2013 đạt 14 triệu đồng /người/năm. Riêng xóm Sèo, nơi căn cứ cách mạng xưa là điểm tập trung dân cư gần như đông nhất của xã với 212 hộ, 800 nhân khẩu. Trưởng xóm Nguyễn Văn Đức vui mừng cho biết: Đời sống của bà con các dân tộc Mường, Tày, Dao, Kinh đã và đang đổi thay từng ngày. Không chỉ hộ dân bản địa mà những hộ dân từ mạn xuôi lên đây khai hoang, dân chuyển từ vùng lòng hồ về đều đoàn kết một lòng dựng xây cuộc sống mới. Bên cạnh cây ngô và cây nguyên liệu dùng cho công nghiệp chế biến như mía, dong riềng, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là thế mạnh. Đến nay, 100% hộ dân có nhà xây kiên cố, thu nhập bình quân đạt 17 triệu đồng /người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện, nhân dân trong xóm luôn thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, nhiều năm liền giữ vững làng văn hóa cấp cơ sở.
Bùi Minh
(HBĐT) - Những năm trước Cách mạng tháng Tám, thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) chỉ như một thị tứ nhỏ bên sông Đà. Cả thị xã chỉ có chợ Phương Lâm là sôi động hơn cả. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thị xã Hòa Bình chuyển mình trở thành thành phố cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Từ con sông Đà hung dữ đã biến thành dòng điện cung cấp khắp cả nước.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội PN huyện Lương Sơn cho biết: Phát huy phẩm chất phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” - 4 phẩm chất đạo đức cốt lõi mà PN Việt Nam phấn đấu rèn luyện trong thời kỳ CNH -HĐH đất nước và cũng là mục tiêu hướng tới của công tác PN thời gian qua.
(HBĐT) - Hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm giao dịch hành chính một cửa cấp huyện, xã; đơn giản hóa, công khai, minh bạch thủ tục hành chính bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí; xây dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao... Đó là cái đích mà huyện Cao Phong luôn hướng tới trong lộ trình thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Thực hiện lộ trình này, thời gian qua, huyện Cao Phong đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả cần được nhân rộng.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại một số ý kiến tâm huyết xin giới thiệu tới bạn đọc.
(HBĐT) - Các hội nghị CB, CC diễn ra sôi nổi, dân chủ, công khai, bình đẳng hơn; ý kiến đóng góp của người lao động được tiếp thu, tôn trọng; tinh thần đoàn kết trong cơ quan, đơn vị được gắn chặt; số lượng đơn, thư khiếu kiện giảm rõ rệt... Đó là những chuyển biến nổi bật sau 1 năm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện QCDC trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập” tại huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Xác định rõ phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, liên quan đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước. Do vậy, thời gian qua, Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy đã đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, theo đó đã có sự chuyển biến tích cực trên cả hai mặt phòng và chống.