Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày báo cáo Thẩm tra dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi). (Ảnh: Duy Linh).
Sáng nay, 27-10, tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, báo cáo Thẩm tra dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày đã tán thành với đề xuất của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).
Theo đó, sau khi Quốc hội cho ý kiến về dự án Bộ luật dân sự (BLDS) (sửa đổi) tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) trong khoảng thời gian từ tháng 1-2015 đến tháng 3-2015.
Tại Tờ trình của Chính phủ về dự thảo BLDS (sửa đổi) đề ra mục tiêu là xây dựng BLDS trở thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Việc sửa đổi BLDS sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện, nhiều quy định của BLDS hiện hành dự kiến được sửa đổi, bổ sung theo hướng những quy định chi tiết có tính đặc thù của từng lĩnh vực sẽ để quy định tại các luật chuyên ngành. Dự thảo BLDS (sửa đổi) có tổng số 710 điều, được bố cục thành 6 phần, 29 chương. So với Bộ luật dân sự năm 2005, dự thảo Bộ luật giữ nguyên 265 điều, sửa đổi 298 điều, bổ sung 174 điều, bãi bỏ 147 điều.
BLDS là một đạo luật có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phát triển kinh tế - xã hội mà còn cả về mặt xây dựng pháp luật. Việc sửa đổi BLDS còn nhằm ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Tờ trình Tờ trình của Chính phủ về dự thảo BLDS (sửa đổi) nêu rõ: BLDS sự năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLDS sự năm 1995 và kinh nghiệm gần 20 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sau hơn 9 năm thi hành, BLDS cơ bản đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; về Chiến lược Cải cách Tư pháp và đặc biệt là yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Những hạn chế, bất cập BLDS sự năm 2005 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân. Do đó, việc xây dựng BLDS (sửa đổi) là rất cần thiết.
Theo Báo ND
(HBĐT) - Sáng ngày 25/10, tại SVĐ tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh lần thứ VII-năm 2014. Tới dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, MTTQ tỉnh, các huyện, thành phố và đông đảo đội ngũ CB, GV, HS, nhân dân thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 29/9/2014, BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã tổ chức Hội nghị lần thứ 20 với nội dung trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 36, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 26, ngày 18/8/2014 của Ban Tổ chức T.Ư, Hướng dẫn số 10, ngày 4/9/2014 của UBKT T.Ư và Kế hoạch, Hướng dẫn của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về tổ chức Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy một số nội dung quan trọng về công tác chuẩn bị ĐHĐB các cấp.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 04, ngày 8/10/2014 của Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” về việc tổ chức phát động Tháng cao điểm ủng hộ xây dựng quỹ “Vì người nghèo” năm 2014. Sau 10 ngày tổ chức lễ phát động (Từ ngày 14/10 – 23/10/2014) đã có 35 tập thể, 14 cá nhân ủng hộ và đăng ký ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh với tổng số tiền thu được 333.749.224 đồng. Trong đó, trực tiếp ủng hộ là 254.450.224 đồng, đăng ký ủng hộ là 79.299.000 đồng.
(HBĐT) - Sáng 24/10, đoàn công tác của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh (gọi tắt là BCĐ Đề án 61) do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án 61 về "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020") năm 2014 tại thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 23/10, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Sơn tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch, hướng dẫn về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tham dự hội nghị có gần 250 đồng chí là Ủy viên BCH, UBKT Huyện ủy; trưởng, phó các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy; lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể huyện; thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND huyện; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn; bí thư các chi, đảng bộ cơ sở.
(HBĐT) - Ngày 22/10/2014, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Phát biểu tại Hội trường, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý vào các nội dung cụ thể, đó là: