Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Chiều 10/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn ĐBQH tỉnh đã có ý kiến phát biểu. Báo Hòa Bình điện tử lược đăng như sau:

 

Đầu tiên phải khẳng định rằng không thể phủ nhận vai trò tích cực của các nông, lâm trường trong hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Tạo nên diện mạo trong thời kỳ chúng ta tập trung nguồn lực để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đổi mới kể từ khi có Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, các Nghị định 170 và Nghị định 200. Việc đổi mới nông, lâm trường đã được tiến hành đúng lộ trình. Đã xuất hiện nhiều nông, lâm trường chuyển sang thành công ty nông, lâm nghiệp hoạt động khá hiệu quả, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. 

Trong 10 năm qua, các nông, lâm trường tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường như ngày nay cũng là sự nỗ lực cố gắng rất lớn. Cái này tôi hoàn toàn đồng tình với báo cáo đánh giá đã nêu. Tuy nhiên, cũng như các quý vị đã phát biểu trước về những hạn chế yếu kém trong việc chúng ta quản lý đất nông, lâm trường rất rõ.  

Về nguyên nhân của những hạn chế. Tôi đồng tình với rất nhiều ý kiến đã nêu. Tôi nhóm lại có các nguyên nhân sau: 

Thứ nhất là thể chế pháp luật của chúng ta ban hành không kịp thời, không theo kịp tinh thần của Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về đổi mới nông, lâm trường, cho tới nay chúng ta vẫn đang tiếp tục hoàn thiện pháp luật nên vì vậy dẫn tới việc quản lý là rất khó khăn. 

Thứ hai là trách nhiệm quản lý của các cơ quan chuyên môn về đất đai của chính quyền các cấp cũng chưa thật tốt. Chính vì vậy có rất nhiều địa phương khi đến giám sát thì địa phương không biết nông, lâm trường vì nó là của Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng, của cơ quan trung ương mà địa phương không quản lý. Như vậy, lỗ hổng về trách nhiệm trong quản lý đất đai của địa phương hầu như chưa được quan tâm. 

Thứ ba là trách nhiệm của các nông, lâm trường. Khi chuyển đổi chúng ta biến các nông, lâm trường trở thành công ty nhưng lâm vào tình trạng, không vốn, không phương án sản xuất kinh doanh, không có năng lực quản trị mà quản lý một lượng đất rất lớn nên họ làm ăn không hiệu quả, thất thoát và lãng phí.  

Tôi đồng tình với Quốc hội và Chính phủ là tiếp tục triển khai thật quyết liệt Nghị quyết 30 của Bộ chính trị và Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ. Chúng ta đang làm tốt theo lộ trình. Tuy nhiên, cần lưu ý mấy điểm như sau: 

Chính sách về đất đai, khi rà soát, lập kế hoạch, quy hoạch về sử dụng đất cần phải quan tâm đến lợi ích của người dân đó là các nông trường, lâm trường viên và gia đình của họ, người dân ở địa phương đang thực hiện chính sách về nhận khoán đất để đảm bảo người dân có cuộc sống ổn định, không tạo được những bức xúc mới, nhiều đồng chí nói đề nghị kiên quyết thu hồi, chúng tôi cho rất khó. Bây giờ người ta ở thành làng, thành bản, ở thành đội, thành tổ dân cư, đâu có chuyện dễ dàng có thể thu hồi lại và đưa dân đi đâu. 

Tháo gỡ khó khăn cho các địa phương khi tiếp nhận lại đất đai để quản lý là phải có nguồn lực để đo đạc kiểm đếm để thực hiện cho tốt. 

Nhân dân các địa phương kiến nghị cần miễn giảm tiền sử dụng đất cho các hộ là nông trường viên được nông trường giao đất ở, đất sản xuất từ những năm 1993 trở về trước hiện sử dụng ổn định và phù hợp với quy hoạch, với lý do là các nông, lâm trường viên này họ lên khai phá đất từ những năm 1950 - 1960, họ là thanh niên xung phong, là cựu chiến sỹ Điện Biên giải phóng theo lời Đảng gọi đi xây dựng Tổ quốc ở vùng rừng thiêng nước độc, xây dựng nên các nông, lâm trường vang bóng một thời, nay lại phải nộp tiền sử dụng đất. Còn các đối tượng khác trừ người dân địa phương khi được giao đất lại không phải nộp tiền sử dụng đất. Vấn đề này cần phải được quan tâm. 

Cần đẩy nhanh về tái cơ cấu và đổi mới các nông, lâm trường, các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Song, cần lưu ý cổ phần hóa hoặc thoái vốn nhà nước tại các nông, lâm trường, các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh phải đánh giá thận trọng về quyền sử dụng đất, về tài sản trên đất, tránh thất thoát tài sản và đất đai của nhà nước, cần hình thành cơ chế đấu thầu, đấu giá quyền thuê đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau chuyển đổi để đảm bảo chúng ta lựa chọn được nhà đầu tư, nhà thuê đất có đủ năng lực quản trị, đủ năng lực về tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn hiệu quả thì chắc chắn việc chúng ta chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý nông, lâm trường, nông, lâm nghiệp và sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn.

 

 

 

                                                   Minh Hiếu

                          Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

                

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ sự vận động của Hội nông dân, nhân dân xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương) đã tích cực cải tạo vườn tạp, trồng bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế trên 200 triệu/ha.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam  cùng Giám đốc Điều hành các nước và đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh  thăm các hoạt động của Dự án giảm nghèo tại xã Gia Mô (Tân Lạc).
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến thảo luận tổ.

330 đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng

(HBĐT) - Kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2015). Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định tặng, truy tặng, tặng sớm Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho 330 đảng viên.

Giám sát công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh 

(HBĐT) - Ngày 10/11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng tại Sở Kế hoạch - Đầu tư. Cùng tham gia buổi giám sát có đại diện các sở, ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông- Vận tải, Công thương, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh & Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh, Văn hóa, Thể thao& Du lịch và Cục thuế.

Phát huy truyền thống, tiếp tục nâng cao vai trò của ngành NN&PTNT trong thời kỳ mới

(HBĐT) - Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 14/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà. Tại cấp tỉnh, Ty Canh nông được thành lập. Theo đó, Ty Canh nông tỉnh Hòa Bình được thành lập, là tiền thân của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình.

UBND tỉnh đánh giá tình hình KT-XH năm 2015 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016

(HBĐT) - Ngày 9/11, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị thảo luận, đánh giá tình hình KT-XH năm 2015, thảo luận nhiều nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trị hội nghị. Tham gia hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức trong tỉnh.

UBKT các cấp TP Hoà Bình: Thi hành kỷ luật 4 đảng viên

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay cấp uỷ và UBKT các cấp TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng. BTV Thành uỷ đã chỉ đạo UBKT Thành ủy kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 2 TCCS Đảng và 3 đảng viên. Cấp ủy cơ sở đã tiến hành kiểm tra đối với 88 chi bộ dưới cơ sở.

Phát huy vai trò của MTTQ qua các hoạt động giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Thời gian qua MTTQ các cấp, các đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội trên một số lĩnh vực và đạt được kết quả tích cực. Đặc biệt từ sau khi triển khai thực hiện các Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị, công tác giám sát và phản biện xã hội đã góp phần nâng cao vai trò của MTTQ trong việc xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục