Cơ sở sản xuất chổi chít tại xóm Nưa, xã Độc Lập tạo việc làm với thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Binh, Bí thư Đảng uỷ xã Độc Lập (Kỳ Sơn) cho biết: Là địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, trước đây, đời sống của phần lớn người dân còn nhiều gian khó. Tuy vậy, được sự quan tâm của các cấp, đời sống người dân trong xã ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường; quy chế dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh nông thôn được giữ vững. Có được những kết quả trên là do Độc Lập luôn nêu cao và phát huy tốt tinh thần tự chủ, tự quản trong phát triển KT-XH ở các thôn, xóm, KDC trên tinh thần lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân.
Điểm nổi bật nhất ở xã Độc Lập những năm qua chính là sự đồng thuận, đoàn kết trong cấp uỷ, chính quyền và nhân dân. Có được điều này là do cấp uỷ, chính quyền đã luôn quan tâm nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở, nhất là trong quá trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Ví như khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng, ngoài nắm bắt tình hình, căn cứ vào thực tế để xem xét, thống kê công trình nào làm trước, công trình nào làm sau; nắm cụ thể các hộ nghèo thiếu nhà ở, thiếu đất hoặc cần vốn đầu tư sản xuất... Từ đó, họp dân bình xét công khai, minh bạch. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát để kịp thời giải quyết những vướng mắc nảy sinh. Đồng thời thực hiện tốt quy chế dân chủ với phương châm “dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra”. Đặc biệt, sự thành công của các công trình, dự án hay việc triển khai các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ở Độc Lập có được là do cấp uỷ, chính quyền luôn lắng nghe, tiếp thu phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để giải quyết hài hoà các lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, trong nhiều năm qua ở Độc Lập không có đơn, thư khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của hệ thống chính trị cùng xây dựng khối đoàn kết, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ thâm canh với những sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng đảm bảo, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tính đến nay, toàn xã có trên 100 hộ nông dân đầu tư chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 5 con trở lên; 12 hộ nuôi trâu, bò quy mô từ 5 - 15 con. Ngoài ra, có nhiều hộ chủ động mở hướng nuôi ong lấy mật, chuyển đổi đất 1 vụ lúa bấp bênh sang trồng mướp đắng, bí xanh bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng từ mô hình trồng mướp đắng và bí xanh như gia đình ông Nguyễn Văn Lâm ở xóm Sòng. Cùng với phát triển nông nghiệp, trong xã xuất hiện một số cơ sở sản xuất chổi chít do người dân tự đầu tư đã thu hút, tạo việc làm với thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2015, tăng gấp 3 lần so với năm 2011, ước đạt 12 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,9%.
Khi đời sống vật chất ngày càng nâng lên, các mặt văn hoá - xã hội không ngừng được đẩy mạnh. Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở KDC được cấp uỷ, chính quyền quan tâm, chú trọng. Tính đến nay, 100% xóm của xã đã xây dựng được hương ước, quy ước thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Toàn xã có 6/6 xóm có nhà văn hoá và 2 xóm được công nhận “Làng văn hoá”.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Sau khi có Nghị định số 56, ngày 16/7/2012 của Chính phủ “Quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước”, UBND thị trấn Kỳ Sơn đã phối hợp xây dựng quy chế phối hợp số 13 giữa UBND thị trấn và Hội phụ nữ thị trấn, từ đó tổ chức hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt các cấp; chỉ đạo cán bộ chuyên môn, các khu dân cư quán triệt, tuyên truyền, phổ biến trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước. Đồng thời lồng ghép với nội dung sinh hoạt định kỳ của các cấp Hội
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên. Quyết định này nêu rõ những chính sách đối với thanh niên trong quá trình hoạt động tình nguyện cũng như khi kết thúc hoạt động tình nguyện.
(HBĐT) - Ngày 13/11, buổi sáng, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình cao với các quy định dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bởi đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo; làm lành mạnh hóa các quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng của tín đồ, tổ chức tôn giáo và lợi ích chung của toàn xã hội.
(HBĐT) - Ngày 13/11, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác QCDC ở cơ sở năm 2015. Tham dự hội nghị có 150 đại biểu là Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND tỉnh và UBND tỉnh; thành viên Ban chỉ đạo QCDC các cấp; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội tỉnh và các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 12/11, QH làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2016- 2020. Với 88,26% đại biểu QH tán thành, QH đã thông qua CTMTQG giai đoạn 2016- 2020.
(HBĐT) - Ngày 12/11, Hội NCT tỉnh đã đăng cai tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội NCT Cụm thi đua số IV, năm 2015 gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Tới dự có đồng chí Đàm Hữu Đắc – Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NCT Việt Nam; Đồng chí Bùi Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.