Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy).  ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

Kinh tế rừng mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Đồng Môn (Lạc Thủy). ảnh: Người dân xã Đồng Môn chăm sóc keo giống.

(HBĐT) - Đồng Môn là xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy, cách trung tâm huyện 18 km. Xã có 3 KDC, các hộ dân sinh sống chủ yếu quanh các sườn đồi. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xã đã từng bước biến khó khăn thành lợi thế để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững nhờ kết hợp kinh tế rừng với chăn nuôi đại gia súc.

 

Đồng chí Bùi Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết: Diện tích đất tự nhiên của xã hơn 1.900 ha, trong đó, diện tích đất rừng hơn 1.300 ha, đất ruộng chỉ có hơn 50 ha. Trung bình một năm hai vụ, toàn xã gieo cấy khoảng hơn 100 ha. Nhiều năm trước đây, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng diện tích đất nông nghiệp ít. Mặt khác, người dân chưa ý thức được hiệu quả của kinh tế rừng đem lại. Họ chủ yếu vào rừng khai thác củi đem bán chứ chưa hộ nào nghĩ đến việc  phát triển kinh tế từ trồng rừng nên đời sống nhân dân rất khó khăn.

 

Từ năm 2000, được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy với quyết tâm đưa tiềm năng lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao thu nhập cho nhân dân, Đồng Môn đưa trồng rừng vào chương trình phát triển kinh tế của xã. Để tạo bước đột phá, xã thực hiện giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, vận động cán bộ, đảng viên tiên phong thực hiện trước, từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng. Với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền, vận động của cán bộ, đảng viên, người dân đã hiểu rõ lợi ích từ rừng mang lại. Qua đó, diện tích rừng trồng ở Đồng Môn ngày càng tăng. Trung bình mỗi năm xã trồng mới hơn 100 ha rừng, trong đó chủ yếu là keo tai tượng. Kinh tế rừng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã từ 57,8% (năm 2010) xuống còn 35% (năm 2015), nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu cũng nhờ kinh tế rừng.  

 

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Bùi Đức Lâm, thôn Cú Đẻ, một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển kinh tế đồi rừng. Trước đây gia đình anh Lâm thuộc diện hộ nghèo. Nhà có ít ruộng, cấy lúa không đủ ăn nên mọi khoản chi phí trong gia đình đều trông cậy vào rừng. Hàng ngày, ngoài công việc đồng áng, anh Lâm cũng như nhiều người dân trong thôn  phải vào rừng khai thác lâm sản mang ra chợ bán, đời sống rất khó khăn. Sau này, thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, là đảng viên, anh Lâm mạnh dạn nhận đất trồng rừng theo định hướng của xã. Khi cây bắt đầu bước vào năm thứ 2, anh vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi thêm bò, trâu. Nhận thấy kinh tế rừng mang lại hiệu quả, anh tiếp tục mở rộng sản xuất, hiện anh có hơn 30 ha rừng trồng keo tai tượng. Chính nhờ mô hình đó, gia đình anh Lâm thu nhập trung bình  hàng trăm triệu đồng/năm.

 

Gia đình anh Lâm không phải là hộ dân duy nhất đổi đời từ rừng. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 90% hộ dân tham gia trồng rừng. Với chu kỳ 3 - 5 năm, mỗi ha keo cho thu nhập 80 - 90 triệu đồng, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Song song với phát triển kinh tế rừng, từ hỗ trợ của Dự án giảm nghèo tỉnh, Đồng Môn phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc. Dự án này nhằm hỗ trợ một số hộ nghèo ít đất trồng rừng có thêm thu nhập. Từ 16 con bò ban đầu được chia thành 16 nhóm với 48 hộ hưởng lợi, đến nay nhiều hộ đã có 2 - 3 con bò. Học tập từ dự án, các hộ cũng đã đầu tư nuôi trâu, bò để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, kinh tế của Đồng Môn ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đạt hơn 22 triệu đồng/người/năm.

 

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong xã đã chung vốn đầu tư hệ thống máy cắt để sơ chế những sản phẩm từ gỗ keo, mang lại thu nhập, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

 

 

                                                                          Phương Linh

Các tin khác

Thường trực Đảng ủy xã Bắc Phong (Cao Phong) thường xuyên trao đổi, bàn bạc, tạo sự đoàn kết,  thống nhất trong công tác lãnh, chỉ đạo.
Không có hình ảnh
Các đại biểu Đảng bộ tỉnh ta và đại biểu tham dự Đại hội XII vào hội trường để họp phiên trù bị.
Không có hình ảnh

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra với chủ đề: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Trường THCS Bình Sơn (Kim Bôi): Còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất

(HBĐT)- Là trường nằm trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội nên trường THCS xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi đang gặp không ít khó khăn trong công tác dạy học như cơ sở vật chất xuống cấp. Để làm tốt sự nghiệp trồng người, lãnh đạo nhà trường, giáo viên cũng như học sinh nơi đây mong muốn các cấp ban, ngành sẽ có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa giúp nhà trường ngày càng phát triển.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu dự Đại hội XII của Đảng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20-1, trước giờ khai mạc phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xây dựng được 190 đoạn đường “thắp sáng làng quê”

(HBĐT) - Sáng 20/1, tại huyện Kim Bôi, BTV Tỉnh đoàn đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đoàn và phong trào TTN năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016. Dự hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi và cán bộ các huyện, thành đoàn, đoàn trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước

(HBĐT) - Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 - 1/7/1996, tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội kiểm điểm, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII; tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới mà nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục