Chị Bùi Thị Thương, xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) luôn ghi chép tỉ mỉ các thông số của từng con lợn để tiện theo dõi và chăm sóc.

Chị Bùi Thị Thương, xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) luôn ghi chép tỉ mỉ các thông số của từng con lợn để tiện theo dõi và chăm sóc.

(HBĐT) - Trong khi bà con lối xóm loay hoay với cây lúa, ngô, sắn và gặp nhiều khó khăn để XĐ -GN vì trở ngại về giao thông, ánh điện thì đôi vợ chồng trẻ bao năm qua luôn nỗ lực thoát nghèo dù không ít lần thất bại. Nhờ ý chí vươn lên và sự ham học hỏi, họ đã có được những thành công bước đầu từ mô hình nuôi lợn nái.

 

Chúng tôi về xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) để gặp chủ nhân của câu chuyện vượt khó trên. Đó là đôi vợ chồng anh Bùi Văn Nhọ và chị Bùi Thị Thương. Xóm Khoang được biết đến là xóm có ánh điện “đom đóm” vì bà con phải dùng cột tre kéo điện cách xa cả cây số. Đường giao thông hầu hết là đường đất, đi lại rất khó khăn. Điều đó đã tạo ra “rào cản” lớn đối với công cuộc XĐ -GN của xóm có tới 99% bà con là người Mường. ấy thế mà từ khi kết duyên, anh Nhọ, chị Thương đã nung nấu không ít hướng đi để thoát nghèo.

 

Theo lời chị Thương kể: Sau khi kết hôn, với đôi bàn tay trắng, anh Nhọ phải đi gánh than thuê, tiền công chỉ 15.000 đồng /ngày, trong khi sức khỏe anh giảm sút đáng kể. Lúc này, chị cũng thường xuyên đau ốm nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, chị khuyên anh nghỉ làm than về nhà tìm hướng đi khác. Nhận thấy trong nhiều năm qua, bố mẹ đẻ chị nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế, anh chị vay vốn ngân hàng mua giống, chặt tre làm chuồng nuôi lợn.

 

Có được số tiền từ vay ngân hàng và vay anh em, lứa đầu tiên, anh chị nuôi 12 con lợn thịt do chị Thương là người chăm sóc, còn anh đi buôn keo để có thêm thu nhập. Thế nhưng, buôn bán may rủi, được mất thất thường, chị khuyên anh tập trung vào nuôi lợn. Lúc này, khó khăn rất nhiều, mỗi ngày anh phải đi ra thị trấn chở 150 kg gạo về nấu rượu, lấy bỗng cho lợn ăn. Khó khăn thêm chồng chất, do thiếu kinh nghiệm nên nhiều lứa lợn, anh chị bị lỗ, nhất là khi chuyển sang nuôi thêm lợn nái, lợn sữa thường mắc bệnh. Năm 2010, cả đàn bị dịch bệnh, anh chị mất trắng 100 triệu đồng, bao nhiêu vốn liếng tích cóp được giờ là con số 0.

 

 “Thất bại là mẹ thành công”, những bài học sau gần chục năm gắn bó với con lợn đã thôi thúc vợ chồng anh, chị không được chùn bước. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh chị quyết định vay thêm vốn, về tận trại lợn giống để mua lợn nái hậu bị về nuôi. Sau khi đầu tư 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại, anh chị mua 20 con lợn nái hậu bị. Nhờ tích lũy được kinh nghiệm và sự tư vấn tích cực của cán bộ thú y xã nên lợn lớn nhanh và đã đẻ những lứa đầu. Nhờ chủ động được nguồn giống, mỗi lứa, gia đình anh nuôi 30 con lợn thịt, một năm xuất chuồng 4 lứa, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng.

 

Với 30 con lợn nái có trọng lượng khoảng 2 tạ /con, con nào cũng có sổ theo dõi được ghi chép tỉ mỉ, thấy được cách làm khoa học và tin tưởng với những thành công ban đầu, anh chị sẽ có được “quả ngọt” trong tương lai không xa. Chị Thương chia sẻ: “Bây giờ, gia đình đã hoàn toàn chủ động về nguồn giống, con nái nào đẻ ra là mình nuôi luôn. Hiện, trong số 70 con lợn thịt, gia đình tôi sẽ để khoảng 30 con làm lợn nái. Sắp tới, gia đình sẽ mở rộng chuồng trại, cố gắng chuyển sang xây dựng chuồng lạnh để đảm bảo tốt nhất cho lợn sinh trưởng, phát triển”.

 

                                                             

                                                              Viết Đào

                                                                (CTV)

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục