Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là chương trình) là một quyết sách lớn góp phần thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào, huyện Kim Bôi đã huy động cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện.
Hệ thống nước sinh hoạt tại thôn Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa bàn.
Đồng chí Đinh Công Phụng, Phó Trưởng phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Kim Bôi cho biết: Để triển khai chương trình, phòng đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị. Các phòng, ban chuyên môn đã thể chế các văn bản, hướng dẫn của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Việc giao các nguồn vốn đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức, trình tự. Nhờ đó, nhiều công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Giai đoan 2022 - 2024, huyện Kim Bôi được giao trên 159.740 triệu đồng thực hiện 10 dự án thuộc chương trình. Riêng năm 2025, huyện được phân bổ 108.509 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn chuyển tiếp năm 2024 sang năm 2025 là 51.984 triệu đồng, vốn kế hoạch giao năm 2025 56.525 triệu đồng.
Với quyết tâm đưa nguồn lực của chương trình vào cuộc sống, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao năng lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đồng chí Đinh Công Phụng, xác định việc hỗ trợ sản xuất không chỉ giúp đồng bào tiếp cận giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, mà phải làm thay đổi tận gốc tư duy phát triển kinh tế, huyện tập trung xây dựng và nhân rộng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 2022 đến nay, huyện đã phân bổ hơn 32.485 triệu đồng thực hiện dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị. Đến nay, từ nguồn vốn của chương trình và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, huyện đã xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn tại các xã Bình Sơn, Đú Sáng; chuỗi liên kết trồng khoai tây vụ đông phục vụ chế biến tại các xã Sào Báy, Xuân Thuỷ, Vĩnh Đồng và thị trấn Bo; chuỗi liên kết cây lấy hạt tại nhiều xã trên địa bàn huyện... Doanh thu các chuỗi liên kết đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha/vụ.
Cùng với hỗ trợ sản xuất, huyện đã tập trung xây dựng các công trình thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống người dân. Trong 3 năm (2022 - 2024), UBND huyện đã phân bổ trên 57.515 triệu đồng nguồn vốn đầu tư và trên 14.244 triệu đồng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở khảo sát thực tế, các công trình được đầu tư đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Là địa bàn vùng núi, thôn Bái Tam, xã Đú Sáng luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô. Từ thực tế đó, phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Kim Bôi đã triển khai dự án xây dựng bể nước sinh hoạt tập trung, gồm 1 bể thu nước đầu tuyến, hệ thống cụm bể trung gian (1 bể lọc thô, 1 bể chứa dung tích 75m3), tuyến đường ống chính cấp nước mạng lưới và lắp đặt 178 cụm đồng hồ phân phối nước. Sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho gần 200 hộ trong xóm và vùng lân cận.
Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và nước sinh hoạt phân tán cũng là nội dung phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Kim Bôi tập trung triển khai khi thực hiện dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt thuộc chương trình. Đến nay, huyện đã xây dựng 17 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ hơn 300 téc nước cho các hộ dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn như: trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu; vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất; hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng; chuyển đổi nghề... đã góp phần cải thiện đời sống, sản xuất của người dân, nhất là các hộ nghèo.
P.L
Những năm qua, Đảng bộ xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế và phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sau hơn một thập kỷ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hòa Bình đã vươn lên trở thành điểm sáng của khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trong quý I/2025, những kết quả khả quan tiếp tục được nối dài, tạo nền tảng để Hòa Bình bước vào chặng "tăng tốc” với tâm thế chủ động và tự tin.
Được ví như "cá tiến vua”, sản phẩm cá dầm xanh ở huyện Mai Châu nhiều năm qua đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường bởi mùi vị thơm ngon, hấp dẫn khi chế biến món ăn, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Từ đó, người dân nhiều xã trong huyện đã duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Malaysia, sáng 25/5 tại thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước.
Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong bản đồ hạ tầng có một tuyến đường chỉ dài hơn 10 km nhưng giữ vai trò như một "động mạch chủ" vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là quốc lộ (QL) 70B - đoạn nối giữa tỉnh Phú Thọ và TP Hòa Bình, tuyến giao thông huyết mạch kết nối giao thương, mở rộng đô thị và bảo đảm thế trận quốc phòng liên vùng. Nhiều năm qua, tuyến đường đã xuống cấp, chỉ được vá víu bằng những đợt sửa chữa cục bộ. Hơn 25 tỷ đồng đã được chi trong 2 năm, nhưng mặt đường vẫn loang lổ, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, khiến tuyến huyết mạch này chưa phát huy hết giá trị. Câu hỏi đặt ra là: với vị trí chiến lược và vai trò phát triển vùng, vì sao QL 70B vẫn chưa được đầu tư xứng tầm?