(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

 

Ngay sau khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015, Đảng bộ, chính quyền xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng để người dân hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm trong quá trình xây dựng NTM. Do đó, Ban chỉ đạo xã đã tuyên truyền, vận động đến nhân dân một cách sâu rộng thông qua các đoàn thể, KDC và các buổi họp xóm. Tổ chức các buổi giao lưu tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ cụ thể của xã về các nội dung xây dựng NTM.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2011- 2015 là 15, 3 tỷ đồng, trong đó, vốn đóng góp của nhân dân 2, 3 tỷ đồng, chiếm 15,03%, vượt mức quy định đóng góp của cộng đồng dân cư theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nhân dân hiến 3.094 m2 đất nông nghiệp, đất thổ cư và hơn 2.000 ngày công lao động. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp, các trục đường giao thông tại các xóm Mái, Bến Cuối, Lộc Môn đã được bê tông hóa và đưa vào sử dụng. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân.

 

 

Với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp, đường giao thông nội xóm Bến Cuối, xã Trung Sơn (Lương Sơn) đã được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

 

Dẫn chúng tôi đi khảo sát thực tế, đồng chí Nguyễn Ngọc Thiệu, trưởng xóm Bến Cuối, xã Trung Sơn chia sẻ: “Ngay sau khi được Đảng bộ, chính quyền xã tuyên truyền về thực hiện xây dựng NTM nhằm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhân dân trong xóm đều nhất trí, đồng tình ủng hộ với chủ trương của Nhà nước đề ra. Để xây dựng đường GTNT cần nhiều nguồn vốn, tuy nhiên, kinh phí Nhà nước có hạn, vì vậy, nhân dân trong xóm tổ chức họp bàn, thống nhất huy động nhân dân đóng góp tiền để xây dựng các công trình GTNT. Trong 5 năm qua, nhân dân xóm Bến Cuối huy động được 600 triệu đồng, hiến 2.200 m2 đất các loại và 1.500 ngày công lao động làm đường giao thông. Đến nay, trục đường liên xóm Bến Cái - xóm Mái dài 1 km, trục đường nội xóm Bến Cuối dài 3 km đã được bê tông hóa. 

 

Bên cạnh đó, nhân dân xã Trung Sơn năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài phát triển nông nghiệp, người dân tích cực phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm 17.170 con. Toàn xã trồng 18, 6 ha cây có múi, trong đó, 8, 6 ha cây ăn quả hiện đang cho thu hoạch. Nhằm nâng cao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, xã đã tổ chức 21 lớp dạy nghề, 32 lớp tập huấn cho 3.090 lượt người tham gia. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 2 nhà máy xi măng, 5 doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông. Theo thống kê năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 23, 5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về hộ nghèo, nhà ở, thu nhập và việc làm. 

 

Đồng chí Bùi Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: “Xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài cần sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền xã và nhân dân. Đến nay, với nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và nhân dân đóng góp, xã đã đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM. Dự tính hết năm nay, xã hoàn thành thêm 2 tiêu chí là giao thông và thủy lợi. Trong thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục huy động nhân dân phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM. Ngoài ra, mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí để hoàn thành các tiêu chí còn lại để xã phấn đấu về đích vào năm 2018”.

 

 

 

                                                                       Đức Anh

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục