(HBĐT) - LTS: Trao đổi với PV Báo Hòa Bình nhân dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập, 60 năm tái lập huyện, đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Với truyền thống nhân dân cần cù trong lao động, giản dị, trung thực, thật thà, thủy chung trong cuộc sống; đoàn kết, anh dũng trong kháng chiến và xây dựng quê hương đang tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển KT-XH nhanh và bền vững trong tương lai.

 

  Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc (thứ 2 từ phải sang) cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Trạm KN-KL huyện kiểm tra mô hình trồng rau vụ đông theo quy trình sản xuất an toàn tại xã Tu Lý. 

PV: Xin đồng chí cho biết những kết quả chủ yếu phát triển KT-XH của huyện Đà Bắc?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng: Trong giai đoạn đổi mới, nhất là những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của T.ư, của tỉnh, tập trung thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH, đạt được những kết quả khả quan. Kinh tế tăng trưởng khá và ổn định; các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN-TTCN, dịch vụ và thương mại, cụ thể: nông - lâm - ngư nghiệp còn 43%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 19%; dịch vụ, du lịch, thương mại đạt 38%. Huyện bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Đến năm 2016, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 229,6 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 21 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 396 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng. Hộ nghèo giảm đáng kể. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay rõ rệt. Các tiềm năng, lợi thế về phát triển nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch hồ Hòa Bình bước đầu được khai thác hiệu quả. Các hoạt động thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và nâng cao đời sống nhân dân. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh đã và đang hoạt động tốt, mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

 

PV: Thưa đồng chí, Đà Bắc đang đứng trước những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình phát triển?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng: Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Là huyện rộng nhất tỉnh, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, không bằng phẳng. Huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó, có 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II, 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà. Vì lẽ đó việc phát triển KT-XH, nhất là nông, lâm nghiệp đối với Đà Bắc khó khăn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh… Mặc dù vậy, huyện Đà Bắc đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ. Trước hết là sự đoàn kết, thống nhất cao trong tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên. Nhân dân có truyền thống cần cù trong lao động cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương.

 

Thứ hai là Đà Bắc được nhận sự chăm lo đặc biệt, sự giúp đỡ của T.ư, của tỉnh, ưu tiên dành nhiều nguồn lực, triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất, cải thiện mức sống người dân. Đặc biệt, huyện có tiềm năng lớn để phát triển nông - lâm nghiệp, kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc, chế biến nông, lâm sản. Huyện có gần 7.000 ha mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình, là tiềm năng lớn để phát ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Đó cũng là tiềm năng để huyện phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững…

 

PV: Xin đồng chí cho biết một số định hướng và giải pháp trọng tâm phát triển KT-XH của Đà Bắc trong thời gian tới?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng: Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đà Bắc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6-6,5%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân 17%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5.000 tỷ đồng. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo giảm 3%/năm. Xã đạt chuẩn NTM đạt 31,5%...

 

Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn, thuận lợi đan xen, huyện Đà Bắc tranh thủ tối đa sự giúp đỡ từ T.ư, từ tỉnh để thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH, QP-AN. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho phát triển, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh. Giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, điều hành, quản lý, tăng cường bảo vệ môi trường, tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính gắn với phòng - chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP-AN và TTATXH, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đưa huyện Đà Bắc sớm thoát khỏi huyện nghèo.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn  đồng chí!

 

                                                                               L.C (thực hiện)

 

Các tin khác


Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục