(HBĐT) - Hồ Thủy điện Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta có 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Đây là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc.


Khu vực hồ có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ, 10 bộ. Trong đó có nhiều loài cá quý hiếm như chiên, bỗng, lăng, dầm xanh, anh vũ và nhiều loại thủy sản quý khác.Trong những năm qua, nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình đã mở ra cơ hội xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ dân vùng hồ. Tuy nhiên, cường độ khai thác thủy sản ngày một tăng. Các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản quá mức, kể cả dùng các loại ngư cụ, phương tiện bị cấm của con người đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Một số loại đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng. Những khu vực vốn có nhiều loài cá quý như dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng… đang ít dần. Một số loài cá có nguồn gốc từ vùng nước lợ cửa sông trước nay vốn nhiều như cá chày, cá mòi thì nay không thấy xuất hiện nữa.


Năm 2017, tỉnh ta thả hơn 1 tấn cá giống bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Hòa Bình. Ảnh: Chi cục Thủy sản thả cá giống tại địa phận xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình là do hoạt động đánh bắt quá mức của con người bằng các phương tiện hủy diệt như điện, thuốc nổ. Cá bị xua đuổi nên đi đẻ ở các bãi đẻ nhỏ, phân tán ở những nơi hiểm trở, nhiều thác ghềnh trên vùng thượng nguồn.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương thực hiện các giải pháp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Trước tình trạng nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực giảm sút, Chi cục đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tổ chức tập huấn, tuyên truyền giới thiệu Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, đặc biệt là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản. Đến nay, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân vùng hồ về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang có những chuyển biến.

Theo ngành chức năng, để bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình cần nâng cao năng lực QLNN thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là giải pháp bắt buộc. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản phải được đặt dưới sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hoạt động đánh bắt thủy sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện; các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ hơn quy định để đánh bắt thủy sản. Tích cực bổ sung nguồn lợi thủy sản, quản lý các giống loài thủy sinh. Triển khai quy hoạch các bãi cá đẻ, bãi ương dưỡng thủy sinh vật nhằm bảo vệ, duy trì, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Cắm biển quy định vùng cấm khai thác, khai thác có thời hạn các loài cá quý có nguy cơ tuyệt chủng như lăng, chiên, dầm xanh, anh vũ… Chú trọng chuyển đổi nghề mới như nghề nuôi cá lồng, bè, chế biến thủy sản hoặc các ngành nghề khác nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản. Tổ chức xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó cần thực hiện các cơ chế, chính sách khai thác diện tích mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thủy sản gắn với quy hoạch phát triển KT-XH và công tác giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân vùng hồ.


                                                                                                    L.C

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục