(HBĐT) - Với việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành NN & PTNT tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo ATTP kể từ năm 2016 đến nay.

 

Sở NN & PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 2 Quyết định và Công văn số 55/UBND - NNTN ngày 16/1/2017 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), ATTP nông, lâm, thủy sản. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 2 Quyết định, 2 Kế hoạch và tổ chức ký quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý ATTP trên địa bàn. Mặt khác, trực tiếp ban hành 2 kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thuộc Sở tập trung chỉ đạo sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2017, tăng cường các biện pháp phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tăng cường công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật để đảm bảo ATTP, tăng cường thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản.


Sản phẩm cá sông Đà nuôi lồng theo chuỗi giá trị tại xã Hiền Lương (Đà Bắc) đã được chứng nhận đảm bảo ATTP.

Nhằm tạo dư luận tốt góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về ATTP, chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở đã tổ chức 48 lớp đào tạo/tập huấn/hội nghị phổ biến kiến thức và các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng VTNN, ATTP cho 2.893 người. 10 lớp tập huấn/hội nghị phổ biến kiến thức, các quy định của pháp luật và áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến đảm bảo chất lượng cho 572 người tham gia. In ấn 3 pa no tuyên truyền về việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV có trách nhiệm được treo ở vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, tuyên truyền trên 100 băng rôn được treo tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm sản và thủy sản. Trực tiếp phát hành 50.500 tờ rơi thông qua phối hợp với Hội LHPN tỉnh, phòng NN & PTNT, phòng Kinh tế thành phố tuyên truyền về sử dụng hóa chất, kháng sinh thuốc thú y có trách nhiệm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền về sử dụng hóa chất, thuốc BVTV có trách nhiệm, tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm an toàn. Mặt khác tổ chức ký cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật, cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cho 1.774 cơ sở, tổ chức ký cam kết với 289 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và hoàn thành thống kê danh mục thuốc BVTV gồm 281 tên thương mại, 198 hoạt chất thuốc được sử dụng ở Việt Nam hiện đang lưu thông trên địa bàn tỉnh. Qua truyền thông đã nâng cao hiểu biết, niềm tin của người tiêu dùng trong lựa chọn và tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận, xác nhận an toàn.

Chi cục chuyên ngành, phòng NN & PTNT các huyện, thành phố đã kiểm tra, tái kiểm tra 196 cơ sở sản xuất, kinh doanh xếp loại C, trong đó 40 cơ sở xếp loại C chủ yếu là cơ sở sản xuất - kinh doanh giò chả, đậu phụ nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Đánh giá đối với 500 lượt cơ sở kinh doanh VTNN còn 140 cơ sở xếp loại C. Các cơ sở loại C đã thực hiện tái kiểm tra, nâng hạng cho 3 cơ sở từ loại C lên loại B, thu hồi 3 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy đăng ký kinh doanh đối với 1 cơ sở. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra liên ngành đột xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và xử lý vi phạm hành chính được đẩy mạnh. Trong đó, 11 cơ sở vi phạm đã bị xử lý nghiêm, điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc đối với 3 vụ thực phẩm thịt lợn có kháng sinh vượt ngưỡng và thủy sản tươi có chất cấm.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT cho biết: Ngoài những giải pháp trên, chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở đã tích cực trong việc hướng dẫn, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá và xác nhận sản phẩm an toàn. Đến nay đã giới thiệu và đăng ký cho 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản tham gia Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, Tuần lễ nhận diện nông sản an toàn Việt, Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn đặc sản của Bắc Bộ… Có 2 mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình), mô hình sản xuất cá sông Đà an toàn theo chuỗi giá trị tại xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình), xã Hiền Lương (Đà Bắc). 35 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, 8 cơ sở sản xuất ban đầu đang được đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.


                                                                                       Bùi Minh

 

         


Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục