(HBĐT) - Những năm gần đây, trên cánh đồng của nông dân xã Sào Báy (Kim Bôi) ngập sắc xanh của những giàn bí, ruộng dưa - một minh chứng cho nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế (CĐCCKT) của xã vùng 2 này. Sự năng động, chủ động đã giúp người dân Sào Báy nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.



Thời điểm này, bà con xã Sào Báy (Kim Bôi) tập trung làm đất, ươm cây giống để chuẩn bị cho vụ mới. (ảnh chụp tại vườn ươm của gia đình anh Bùi Văn Huy, xóm Đầm Giàn).

Xã Sào Báy có 9 xóm, 1.070 hộ dân, trong đó có 5 xóm đặc biệt khó khăn. Trong xây dựng NTM, đến nay, xã hoàn thành 12 tiêu chí và đặt mục tiêu về đích vào năm 2020. Đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 23,3%. Đồng chí Bùi Văn Tường, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ năm 2012 trở lại đây, Sào Báy đẩy mạnh CĐCCKT, đưa các loại bí và dưa vào canh tác, đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với ngô, lúa. Bí, dưa trở thành cây trồng chủ lực của bà con. Nhờ hai loại cây trồng này mà nhiều hộ dân có nguồn thu nhập khá, điển hình như hộ các ông: Bùi Văn Trụ (xóm Báy) trồng 2 ha dưa bở, đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; Bùi Văn Nghiệp, Bùi Văn Tâm hay Bùi Văn Chiến, xóm Đầm Giàn cũng có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, giá cả biến động thất thường nên xã liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cũng như tiếp tục đưa những loại cây trồng mới vào canh tác. Năm nay, Sào Báy thử nghiệm 2 mô hình mới gồm: trồng 3 ha cây dược liệu (đinh lăng) và trồng rau sạch do Trạm KN-KL huyện Kim Bôi thực hiện tại xóm Đầm Giàn trên diện tích 2,5 ha.

Sau vụ thu hoạch vừa rồi, bà con đang làm đất để chuẩn bị gieo trồng vụ mới. ở khu ruộng Đồng Dưới được chọn để thử nghiệm mô hình trồng rau sạch của xóm Đầm Giàn, bà con đang tập trung làm đất. "Gia đình tôi trồng hơn 1.000 m2, khi tham gia vào mô hình trồng rau sạch sẽ được hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật cũng như được ký cam kết bao tiêu sản phẩm”, anh Bùi Văn Mẫn, xóm Đầm Giàn cho biết.

Theo Trưởng xóm Đầm Giàn Bùi Văn Nghiệp, xóm có 124 hộ dân, từ năm 2012 trở lại đây, bà con duy trì trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu nên có được nguồn thu nhập ổn định. Tuy giá bán có lúc lên cao, xuống thấp nhưng tính bình quân giá bí xanh đạt khoảng 6.500 đồng/kg, so với trồng lúa cao hơn nhiều lần. "Bà con khá háo hức với dự án trồng rau sạch và kỳ vọng sẽ có đầu ra ổn định hơn cũng như tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, anh Nghiệp chia sẻ.

ở xóm Đầm Giàn có một số hộ duy trì trồng bí xanh với quy mô trên 1 ha/vụ. Trong đó tiêu biểu nhất là vườn bí xanh trên 3 ha của 2 anh em ruột Bùi Văn Huy và Bùi Văn Lực. Trên cánh đồng bằng phẳng, có vị trí như một ốc đảo do bị chia cắt bởi 2 nhánh sông Bôi, nhiều năm qua, 2 anh em Huy và Lực đã cần mẫn trồng nhiều loại cây khác nhau, từ mía trắng đến cây atisô, thế nhưng, cuối cùng 2 anh em quyết định gắn bó với cây bí xanh. "ở đây thuận lợi về nước tưới, điện, đất phù sa màu mỡ nên cây bí xanh phát triển tốt, đầu ra ổn định hơn so với các cây trồng khác. Thời điểm mới trồng 7.000 m2, bán được giá cao đem lại thu nhập 300 triệu đồng/năm. Từ đó, chúng tôi quyết định thầu thêm đất để tập trung trồng bí xanh”, anh Huy cho biết.

"Trước đây, 2 xóm Sào Bắc và Sào Đông chủ yếu trồng lúa, hiện cũng đã chuyển sang trồng dưa và bí. Đây là hướng phát triển kinh tế chủ lực của xã để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Trong thời gian tới, Sào Báy tiếp tục đẩy mạnh việc CĐCCKT, đưa các loại cây trồng mới vào canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch”, đồng chí Bùi Văn Tường, Chủ tịch UBND xã Sào Báy cho biết.

                                                                                      Viết Đào


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục