Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh,Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.

(HBĐT) - Chi nhánh NHCSXH tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh. Trải qua 15 năm phát triển, NHCSXH tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ "đòn bẩy” kinh tế của Nhà nước, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.

Ngân hàng CSXH tỉnh nhận phụng dưỡng suốt đời mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chố.ảnh: P.V

Trong chặng đường 15 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh cùng với sự hợp tác có hiệu quả của các ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và sự đón nhận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. NHCSXH tỉnh đã khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.   
Sau 15 năm hoạt động đến nay, về cơ bản NHCSXH tỉnh đã có khối lượng tài sản công cụ đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng, cả tại trụ sở Ngân hàng cũng như tại điểm giao dịch. Ban đầu, chi nhánh chỉ có 8 cán bộ từ Ngân hàng phục vụ người nghèo chuyển sang. Đến nay, chi nhánh đã có đội ngũ cán bộ gồm 123 người, phần lớn là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo cơ bản, thích ứng nhanh với điều kiện hoạt động của NHCSXH.
 
Từ 2 chương trình tín dụng ban đầu là cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm, đến ngày 31/8/2017, NHCSXH tỉnh thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ 2.665.956 triệu đồng, nợ quá hạn 3.552 triệu đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ.
 
Sau gần 3 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, việc triển khai tín dụng chính sách có sự đột phá tích cực. Chất lượng tín dụng nâng lên, tỷ lệ nợ quá hạn, lãi tồn đọng giảm, chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tăng lên. Điểm nhấn là sự hỗ trợ nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng bộ và chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội với số vốn đạt trên 16,8 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh 11 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố 5.830 triệu đồng. Đặc biệt, để nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động tại cơ sở, tỉnh đã tổ chức kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện thông qua chủ trương đưa Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện NHCSXH cấp huyện. Đến nay, Ban đại diện các cấp có 321 thành viên, gồm 13 thành viên ban đại diện tỉnh, 308 thành viên ban đại diện huyện.

Trên cơ sở chiến lược hoạt động của NHCSXH tỉnh đến năm 2020, trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh cần phát huy vai trò cầu nối tín dụng ưu đãi, đảm bảo an sinh xã hội, tập trung vào những nhiệm vụ sau: Duy trì hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp theo đúng quy chế; phân bổ vốn và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. Tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra giám sát của Ban đại diện đối với việc triển khai thực hiên các chương trình tín dụng chính sách. Gắn trách nhiệm của mỗi ngành thành viên Ban đại diện trong việc phối hợp triển khai, quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách theo nhiệm vụ được phân công. Tiếp tục bám sát Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Các địa phương quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách sang NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tăng cường chất lượng hoạt động uỷ thác cũng như nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi để giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
 
Tăng cường củng cố, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của tổ TK&VV và điểm giao dịch xã, xem đây là tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụng. Công khai hóa các chương trình và đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách. Cải tiến công tác giao ban với các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ tổ trưởng theo hướng cụ thể, thiết thực và phù hợp. Thường xuyên nắm bắt thông tin từ tổ giao dịch và người vay vốn để kịp thời xử lý sai sót, bất cập trong công tác giao dịch xã.
 
Bên cạnh đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, kiên quyết đối với những địa bàn có chất lượng tín dụng thấp, trường hợp nợ quá hạn chây ỳ, nợ xâm tiêu, chiếm dụng. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh, các tổ chức hội nhận ủy thác và đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV. Lồng ghép giữa công tác tập huấn, đào tạo nghiệp vụ của NHCSXH với các chương trình khuyến nông, lâm, ngư và chuyển giao công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ dưới nhiều hình thức. Coi trọng công tác tuyên truyền qua báo, đài địa phương và báo của ngành để nhân dân thông hiểu, thực hiện đúng chính sách./.



Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục