(HBĐT) - Cuối tháng 11, niềm vui được nhân đôi với chính quyền và nhân dân Mường Bi khi được mùa bưởi, giữ giá, đồng thời đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”, mở ra cơ hội lớn để giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Bưởi đỏ Tân Lạc thu hoạch rộ từ tháng 11. Dọc quốc lộ 12 B, từ ngã ba thị trấn Mường Khến đến xã Đông Lai, bưởi sai trĩu, vàng óng, thơm nồng, mang lại thu nhập cao cho biết bao gia đình. Bưởi đỏ là cây truyền thống của huyện Tân Lạc, được trồng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước ở vùng đất Đông Lai do ông Năm Hơn mang về trồng ở thôn Đồng Tiến. Giống bưởi đỏ phù hợp với đất đai, khí hậu nên có hương vị riêng. Quả bưởi to đều, khi chín vàng ươm, thơm lừng. Tép đỏ hồng, nhiều nước, bóc lại không ướt tay, hương vị ngọt thanh. Trước người dân chỉ để bưởi làm quà dịp lễ, tết. Sau này đã phát triển thành cây trồng chủ lực đem lại sự giàu có cho nông dân.


Bưởi đỏ Tân Lạc đã có nhãn hiệu tập thể, khẳng định được thương hiệu riêng có. ảnh: Quang cảnh lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc.

Nhận thức tiềm năng, thế mạnh và dư địa phát triển giống bưởi đỏ, huyện Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và cụ thể hóa thành kế hoạch để chỉ đạo phát triển vùng bưởi hàng hóa giai đoạn 2013-2020 với nhiều giải pháp cụ thể, định hướng, hỗ trợ người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Đến nay, diện tích, quy mô và sản lượng bưởi đỏ Tân Lạc phát triển nhanh, cho hiệu quả mơ ước với nông dân trong và ngoài tỉnh. Khoảng 4 - 5 năm trước, cả huyện có khoảng 100 ha bưởi, đến nay, toàn huyện đã có trên 900 ha bưởi đỏ, trong số này có tới 1/3 diện tích đã cho thu hoạch, tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12 B như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức và một số xã khác có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp.

Bưởi đỏ là cây trồng được xem có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Nhiều người vẫn nói, chẳng có loại cây trồng nào ngoài bưởi đỏ có thu đều đặn 4 - 5 triệu đồng/ cây/năm. Tính ra có thể trồng 200 cây/ha, trong thời kỳ kinh doanh cho thu từ 150 - 200 quả/cây, giá bán hiện tại 20.000 - 25.000 đồng/quả, có thời điểm 30.000 đồng/quả. Giá trị thu nhập của bưởi đạt từ 500 -700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt gần 1 tỷ đồng/ha. Năm nay, bưởi đẹp và sai hơn, nhiều hộ trồng 40 - 45 cây là có hơn vạn quả, thu được hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, khách hàng ở Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… đã đặt tìm mua bưởi đỏ tại vườn.

Chính quyền và người dân huyện Tân Lạc đã có nhận thức đúng đắn về xây dựng và giữ gìn thương hiệu bưởi đỏ. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất thực hiện theo các quy trình an toàn tiêu chuẩn VietGap theo chuỗi giá trị. Riêng xã Đông Lai đã có hàng chục ha bưởi thực hiện tiêu chuẩn VietGap.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Định hướng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường với những sản phẩm đặc sản, truyền thống, có chất lượng và có giá trị gia tăng cao dựa trên những lợi thế truyền thống, văn hóa và kỹ năng của người dân, gắn sản xuất với bảo hộ sở hữu trí tuệ là giải pháp quan trọng đang được huyện Tân Lạc thực hiện. Việc bưởi đỏ Tân Lạc được trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp của huyện phát triển bền vững, là cơ hội lớn để huyện Tân Lạc giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm của địa phương, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bưởi có thương hiệu, bà con sẽ bán được giá cao hơn. Tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu mới để giữ gìn và phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc trong thời gian tới. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển diện tích bưởi đỏ lên khoảng 1.200 ha. Hiện đang triển khai các giải pháp cụ thể quản lý và kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm bưởi; tăng cường phổ biến cho người trồng bưởi áp dụng quy trình thống nhất để bảo đảm chất lượng của sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường xúc tiến, quảng bá, tạo ra sự kết nối theo chỗi giá trị từ khâu trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc riêng có, xứng với danh tiếng truyền thống văn hóa nổi tiếng vùng Mường Bi.

 

L.C

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục