(HBĐT) - Được cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "nuôi ong lấy mật” tại xã Mông Hóa. Đưa chúng tôi đi thăm thực tế mô hình, chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ KN-KL xã Mông Hóa chia sẻ: Xã có 12 xóm, hầu hết các xóm đều gần đồi nên mô hình nuôi ong lấy mật khá phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy chưa tổng kết nhưng mô hình bước đầu được đánh giá cao, bà con rất phấn khởi.


Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được các hộ nghèo luân chuyển ong trong dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Hộ đầu tiên chúng tôi đến thăm là gia đình anh Nguyễn Văn Hà, xóm Bãi Sấu. Ngôi nhà nhỏ của gia đình nằm sát chân đồi, phù hợp cho đàn ong đi kiếm mật hoa rừng. Anh Hà tâm sự: Gia đình tôi có 6 khẩu. Hai vợ chồng ở với ông, bà thường xuyên đau ốm và nuôi 2 con ăn học. Gia đình chỉ có 1.300 m2 ruộng cấy lúa và diện tích nhỏ đất vườn trồng mía. Năm 2017, được lựa chọn tham gia mô hình nuôi ong lấy mật, tôi mừng lắm. Gia đình được Nhà nước hỗ trợ 8 thùng ong. Đến thời điểm này, gia đình đã thu được trên 60 lít mật, giá bán bình quân 200.000 đồng/lít, thu về trên 12 triệu đồng. Hiện, gia đình phát triển thêm 3 đàn, đã luân chuyển 1 đàn cho hộ nghèo Nguyễn Văn Bình ở xóm Vay. Nhờ tham gia mô hình, năm 2017, gia đình tôi đã thoát nghèo.

Rời xóm Bãi Sấu, chúng tôi sang xóm Vành thăm gia đình chị Nguyễn Thị Thủy là hộ nghèo của xã. Gia đình chị Thủy chỉ có 500 m2 ruộng cấy lúa 2 vụ lúa, 300 m2 đất trồng màu. Hai vợ chồng làm ruộng và đi làm thuê cũng không đủ nuôi 2 con ăn học. Cách đây hơn 1 tháng, gia đình được các hộ tham gia mô hình nuôi ong lấy mật từ năm 2017 luân chuyển 2 thùng ong. Chị Thủy chia sẻ: Được các hộ nghèo, cận nghèo chia sẻ cách làm mới sẽ là động lực giúp gia đình tăng thêm thu nhập, dần ổn định cuộc sống.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "nuôi ong lấy mật” tại xã Mông Hóa được hỗ trợ từ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017. Tháng 10/2017, dự án được triển khai trên địa bàn xã với 45 hộ nghèo, cận nghèo tham gia. Mỗi hộ được Nhà nước hỗ trợ 6 thùng ong và các vật tư, trị giá 1 triệu đồng/thùng. Các hộ tham gia phải đầu tư đối ứng 2 thùng ong. Bên cạnh đó, tham gia mô hình đòi hỏi người dân phải phát triển đàn ong luân chuyển cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khác trên địa bàn. Sau 3 tháng triển khai, ong bắt đầu cho quay mật. Vào vụ hoa vải, nhãn, hộ ít quay được 7 lít, hộ nhiều 12 lít mật. Giá bán hiện nay trên thị trường ổn định 200.000 đồng/lít. Đến nay, toàn xã đã phát triển thêm 15 hộ, được các hộ luân chuyển nuôi ong. Mặc dù chưa tổng kết nhưng dự án được tỉnh đánh giá cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ tham gia. Đây cũng là một trong số ít dự án hiệu quả, được nhân rộng cho các hộ nghèo, cận nghèo hỗ trợ nhau. Dự án đã hỗ trợ "cần câu”, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Linh Trang


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục