(HBĐT) -Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng của Agribank Hoà Bình đạt 9.062 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, dư nợ thông thường 8.936 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,6%/tổng dư nợ, tăng 311 tỷ đồng so với thời điểm 13/12/2017, đạt 95,5% kế hoạch quý III /2018 và đạt 90,3% kế hoạch năm 2018.

Đáng chú ý, riêng đối với dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 8.518 tỷ đồng, chiếm 94% tổng dư nợ. Bao gồm, cho vay khách hàng cá nhân đạt 6.585 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,7% trong tổng dư nợ, tăng 435 tỷ đồng, tương đương 7,1% so với thời điõểm 31/12/2017 với 62.678 khách hàng, tăng 1,4% so với cuối năm 2017.


Agribank Phương Lâm (TP Hòa Bình) làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh của người dân.

 

Cho vay khách hàng pháp nhân đạt 2.477 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,3% trong tổng dư nợ, giảm 123 tỷ đồng (giảm 4,7%) so với thời điểm 31/12/2017 với 445 khách hàng, chiếm 0,7% tổng số khách hàng tiền vay. Đáng chú ý, riêng đối với dư nợ trung hạn của Agribank Hoà Bình đạt 3.630 tỷ đồng, bằng 40,6%, đạt 95% kế hoạch quý III /2018.

 Theo ông Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình, nguồn vốn tín dụng luôn được các chi nhánh giải ngân kịp thời, đúng thời điểm, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn. Đặc biệt, Agribank Hoà Bình đã chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng đầu tư tín dụng, cho vay, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ưu tiên vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

 Agribank Hoà Bình còn phối hợp với Hội Nông dân (HND), Hội LHPN tỉnh và chỉ đạo các chi nhánh loại II phối hợp với HND, Hội LHPN huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch liên tịch số 05/KHLT ngày 16/11/2016 giữa HND, Hội LHPN và Agribank tỉnh Hòa Bình "Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ”.

 Nhờ đó, tính đến nay, Agribank Hoà Bình có tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn đạt 2.350 tỷ đồng, tăng 127 tỷ đồng so đầu năm (tăng 5,7%). Nhờ phối hợp chặt chẽ nên nợ xấu không nhiều, được kiểm soát chặt. Thống kê hiện nợ xấu khoảng 4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,17%/ dư nợ cho vay tổ. Hiện có 1.253 tổ vay vốn, tăng 22 tổ, 43.841 thành viên, tăng 2.989 thành viên so với 31/12/2017.

 Thống kê dư nợ cho vay do HND quản lý hiện đạt 1.734 tỷ đồng, tăng 101 tỷ đồng (5,8%), gồm 917 tổ vay vốn, tăng 17 tổ, 32.478 thành viên (tăng 1.075 thành viên) so với thời điểm 31/12/2017. Dư nợ cho vay do LHPN quản lý 315 tỷ đồng, tăng 8,6%, gồm 188 tổ vay vốn với 5.436 thành viên, tăng 793 thành viên so với thời điểm 31/12/2017. Dư nợ cho vay tổ chức khác quản lý đạt 301 tỷ đồng, tăng 0,3%, gồm 148 tổ vay vốn, 5.826 thành viên, tăng 1.030 thành viên so với thời điểm 31/12/2017.

 Cũng theo ông Phạm Kiên Cường, thời gian tới, Agribank Hoà Bình quyết tâm giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, chủ đạo trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục tìm kiếm, tiếp cận khách hàng đầu tư tín dụng, cho vay, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cá nhân; ưu tiên vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tăng cường phối hợp hơn nữa với HND, Hội LHPN tỉnh và chỉ đạo các chi nhánh loại II phối hợp với HND, Hội LHPN huyện, xã thực hiện tốt chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

 

                                                                                      Hồng Trung

 


Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục