(HBĐT) - Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, trâu, bò không còn được giá như trước. Giá con giống mua vào đã rẻ, giá xuất chuồng càng rớt thảm hại hơn. Nhiều hộ vì thua lỗ không còn dám đầu tư nuôi lại.
Do trâu, bò mất giá, hộ chăn nuôi xã Tân Pheo (Đà Bắc) không nghĩ đến mở rộng quy mô đàn.
Tận dụng diện tích đồi cỏ sau nhà lại thêm chưa có việc làm
ổn định, bà Phạm Thị Hạnh ở tổ 10, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) quyết định
vay mượn thêm vốn của anh em, họ hàng đầu tư nuôi 5 con bò sinh sản. Đó là vào thời
điểm đầu năm 2017, mỗi con bò giống trị giá 12 - 13 triệu đồng, tổng vốn bỏ ra
65 triệu đồng. Sau gần 1 năm rưỡi chăm nuôi, mới đây, bà đành phải "bán đổ, bán
tháo” cho thương lái với giá 45 triệu đồng. Bà Hạnh than thở: Hơn 1 năm ròng
nào là đầu tư làm chuồng trại kiên cố, trồng thêm cỏ voi, mua cám, cây chuối để
bò ăn bổ sung, nào là tiêm thuốc phòng trừ dịch bệnh các loại. Trong số 5 con
bò mẹ đã có 2 con sinh sản, đẻ được 2 bê con 4 - 6 tháng tuổi. Thế nhưng, đến
lúc phải bán, có nhiều thương lái đến hỏi nhưng người trả giá cao nhất cũng chỉ
đến 45 triệu đồng cho cả đàn gồm 5 bò sinh sản và 2 bê con. Với tình trạng càng
để càng thua lỗ, tôi đành phải gọi thương lái bán sớm chừng nào hay chừng đó.
Không tính công nuôi, hơn 1 năm qua, gia đình tôi thua lỗ các khoản làm chuồng
trại, nguồn thức ăn bổ sung cho bò không dưới 50 triệu đồng, tức mỗi con nuôi
lỗ cả chục triệu đồng.
Trên đây là trường hợp chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Với
những người chăn nuôi quy mô gia trại cũng chịu tác động không kém. Gia đình
anh Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) có trại trâu, bò hơn
60 con đã duy trì nuôi hàng chục năm nay. Tuy nhiên, tình hình trâu, bò không
còn được giá như những năm trước nên anh vừa phải chịu lỗ, bán bớt gần 20 con
trong đàn để thu hồi dần vốn.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ
Sơn) nuôi trâu cũng với số lượng lên đến gần 50 con. Nhờ sức khỏe dẻo dai lại
tìm được đồng cỏ lớn trên thung nên gia đình ông bớt được nhiều công và vốn đầu
tư chăm sóc đàn gia súc. Mặc dầu vậy, ông Mừng cho biết, gia đình đang tính thu
hẹp quy mô bởi đồng cỏ mỗi năm dần cạn kiệt, nếu phải tính đến mua thức ăn bổ
sung để chăn nuôi ở thời điểm này thì nông dân sẽ lỗ. ông Mừng cho biết, 3 - 4
năm trước khi trâu có giá, mỗi con bình quân 20 triệu đồng, có con trâu to
khách trả 38 - 40 triệu đồng. Nhưng giờ, giá trâu rẻ một nửa, thậm chí rẻ hơn
nửa nên cũng trong xóm, ngoài xã ít thấy có ai nghĩ đến chuyện đầu tư nuôi.
Theo số liệu của Cục Thông kê tỉnh, tổng đàn trâu, bò
trên toàn tỉnh hiện có gần 205.000 con. Như vậy, đàn trâu tăng 0,73%, đàn bò
tăng 1,98% so với 9 tháng cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, đàn lợn chỉ còn hơn
449.000 con, giảm 3,36% so với cùng kỳ.
Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn nuôi
và Thú y tỉnh cho rằng: Quy mô phát triển đàn gia súc hiện nay chưa vượt quá so
với nhu cầu của thị trường. Cũng có nghĩa là nguyên nhân không phải do đầu ra
trâu, bò đã ở mức dư thừa. Một thức tế khó thể phủ nhận rằng, ngay sau khi giá
thịt lợn giảm sâu, tình hình tiêu thụ hết sức khó khăn trong một thời gian dài,
đầu ra trâu, bò cũng theo đà đó kéo giảm. Cho đến bây giờ khi giá thịt lợn đã
tăng cao trở lại nhưng giá trâu, bò hiện vẫn không có lợi cho người chăn nuôi,
thậm chí là đầu tư lỗ vốn do bị tư thương ép giá. Vấn đề đặt ra đối với người
chăn nuôi quy mô hộ gia đình và gia trại trong tình hình giá cả bấp bênh là
phải có sự liên kết. Cụ thể là có sự kết nối giữa sản xuất chăn nuôi với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là giải pháp đầu ra mang tính bền vững, lâu
dài giúp người chăn nuôi giảm thiểu những tác động của thị trường.
Bùi Minh
Ngày 21-8, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine do Đại sứ Nguyễn Anh Tuấn dẫn đầu đã có chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Poltava để thúc đẩy, xúc tiến hợp tác với các đối tác ở tỉnh Poltava và dự lễ khai mạc hội chợ Sorochinskiy lần thứ 20.
(HBĐT) - Ngày 23/8, UBND tỉnh họp Ban tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình; Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.
(HBĐT) -Trong 7 tháng năm 2018, huyện Yên Thủy có thêm 2 doanh nghiệp hoàn thiện đầu tư, đi vào sản xuất là Công ty TNHH đầu tư và thương mại Hiếu Nghĩa tại xóm Lòng, xã Yên Trị, hoạt động lĩnh vực may mặc và Công ty TNHH Nam Sơn tại xã Đoàn Kết, hoạt động về khai thác mỏ. Hiện nay, trên địa bàn có 13 doanh nghiệp và 540 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN).
(HBĐT) - Những năm qua, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm và là một trong những chủ trương lớn của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực. Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 55 dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chiếm 11,2%; tổng vốn đầu tư khoảng trên 14, 5 nghìn tỷ đồng. Bức tranh kinh tế của tỉnh có nhiều tín hiệu đáng phấn khởi, đó là lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào khu vực nông nghiệp tăng đột biến.
(HBĐT) -Cách đây tròn 1 năm, công trình chợ Lồ có địa điểm mới tại xóm Đóng, xã Phong Phú (Tân Lạc) hoàn thành, đi vào hoạt động. Công trình cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa của nhân dân trong vùng và các vùng phụ cận.
(HBĐT) - Năm 2018, huyện Yên Thuỷ dự kiến xây mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng 68 công trình từ các nguồn vốn với tổng mức đầu tư 31, 813 tỷ đồng, trong đó vốn NTM 0, 5 tỷ đồng, vốn Chương trình 135 là 4, 462 tỷ đồng, ngân sách huyện 9, 8 tỷ đồng, đề án cứng hóa đường giao thông 3, 03 tỷ đồng, dự án giảm nghèo 9, 547 tỷ đồng, vốn nhân dân góp 4, 483 tỷ đồng.