(HBĐT) - Hiện nay, các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Lạc Sơn từng bước được củng cố, đổi mới, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, hoạt động của các HTX, tổ hợp tác còn gặp không ít khó khăn. Do vậy, để hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả đang là vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.


Thành viên và người lao động HTX mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) làm các sản phẩm mây, tre đan theo đơn đặt hàng, thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/người/tháng. 

Không có trụ sở, thiếu vốn...là những vấn đề "thường trực” nhiều HTX ở huyện Lạc Sơn gặp phải. Đây cũng là tình trạng mà HTX mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa phải đối mặt từ khi thành lập cho đến nay. Hiện, HTX có 50 thành viên và 30 lao động tranh thủ làm những lúc nông nhàn, thế nhưng mọi hoạt động, sinh hoạt, kể cả việc giao dịch với các doanh nghiệp thu mua hay bao tiêu sản phẩm đều diễn ra tại nhà của Giám đốc HTX hay các thành viên khác. Mặc dù nghề mây, tre đan phù hợp với các thành viên, trong đó phần lớn là chị em phụ nữ, cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ người/ tháng, song thiếu vốn vẫn là bài toán khó đối với HTX.
 
Bà Bùi Thị Sành, Giám đốc HTX mây, tre đan xóm Bui cho biết: HTX thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, được công nhận làng nghề từ tháng 4/2018. Đến nay, HTX vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Hiện HTX ký hợp đồng gia công các sản phẩm mây tre đan cho 3 công ty ở Hà Nội theo đơn đặt hàng với mẫu mã, chủng loại khác nhau, số lượng từ 1 nghìn -1,5 nghìn sản phẩm/ chuyến. HTX có vốn cố định 1 tỷ đồng và 500 triệu đồng vốn lưu động. Mong muốn lớn nhất của HTX là được cấp đất xây dựng trụ sở để ổn định hoạt động và được hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 
Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 26 tổ hợp tác và 18 HTX hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, TTCN. 6 tháng đầu năm 2018, huyện Lạc Sơn thành lập mới 5 HTX. Tổng số thành viên và người lao động của các tổ hợp tác và HTX là 718 người. Các HTX trên địa bàn huyện đã chủ động kinh doanh, tìm thị trường ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho các thành viên, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn.
 
Thực tế cho thấy, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các HTX và tổ hợp tác trên địa bàn Lạc Sơn là việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nhiều HTX mới thành lập do không có tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận với nguồn vốn vay của các ngân hàng cũng như Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh. Bên cạnh khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn vốn, hầu hết các HTX trên địa bàn huyện Lạc Sơn đều có quy mô hoạt động nhỏ, khả năng cạnh tranh thị trường thấp. Các HTX mới thành lập nên chưa xây dựng được chuỗi sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số HTX trồng và tiêu thụ cam chưa vào vụ nên chưa có sản phẩm để cung ứng ra thị trường, chưa có doanh thu dẫn đến thu nhập bình quân người lao động thấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ quản lý HTX chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm. Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả trong việc triển khai Luật HTX và các chính sách khuyến khích hỗ trợ HTX còn thấp...
 
Đồng chí Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 3 HTX tham gia chuỗi giá trị sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa là HTX chăn nuôi gà đồi xã Hương Nhượng, HTX chăn nuôi và cung ứng gà xã Chí Thiện, HTX nông nghiệp tổng hợp xã Vũ Lâm. Trong năm 2018 UBND huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh, Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ kinh phí cho 8 HTX thành lập mới và hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho 2 HTX với tổng số tiền 435 triệu đồng. Để phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể, thời gian tới, huyện Lạc Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về kinh tế tập thể, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX của Nhà nước như; chính sách về đất đai, tài chính tín dụng và hỗ trợ tiếp thị mở rộng thị trường; hướng dẫn các HTX mở thêm ngành nghề kinh doanh dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho mô hình kinh tế tập thể thực sự đổi mới, phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ thu hút lực lượng trẻ làm việc trong HTX, tổ hợp tác.

 

                                                                                                  Đinh Thắng

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục