(HBĐT) - Từ TP Hòa Bình chạy xe theo hướng đường Tây Tiến chừng 20 phút sẽ đến xã Bình Thanh - vùng cam mới của huyện Cao Phong. Phát triển cây ăn quả có múi nơi đây được khoảng 10 năm. Ông Bùi Tiến Băn ở xóm Mỗ 2 được xem là người đầu tiên khai phá, thực hiện chuyển đổi sang trồng cam tại vùng này.


Gặp gỡ ông Băn, nghe ông kể chuyện và thăm vườn cam, chúng tôi ai cũng trầm trồ trước vườn cam trĩu quả, quả nào quả nấy chín vàng, căng mọng. Đổ bao công sức để gây dựng khu vườn gần 1,2 ha cam lòng vàng, cam Canh, ông Băn cho biết: Từng là cán bộ ngành nông nghiệp, lại có am hiểu nhất định về kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi nên sau khi nghỉ hưu, tôi quyết định cải tạo khu vườn chuyển sang trồng cam, chủ yếu là cam lòng vàng. Thời gian từ đó đến nay đã 9, 10 năm, sau thời kỳ đầu kiến thiết, vườn cam đã thu nhập tiền tỷ sau mỗi vụ. Làm vườn phải chí thú, đầu tư chăm sóc cẩn thận, áp dụng công nghệ, tuân thủ kỹ thuật thì chất lượng sản phẩm mới đảm bảo, người tiêu dùng mới yên tâm mua, sử dụng.

Năm 2008, cây cam bắt đầu trồng trên đất Bình Thanh thì đến thời điểm hiện tại, diện tích cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam đã đạt gần 40 ha, trong đó khoảng 25 ha cam trong chu kỳ khai thác, 10 ha đang trong thời kỳ kiến thiết. Điển hình trong những người trồng cam ở xã Bình Thanh ngoài ông Bùi Tiến Băn còn có anh Dương Như Mừng với diện tích cam, bưởi đã trồng trên 11 ha. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ trồng cây ăn quả có múi, thành lập được 1 hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cam Nhật Minh với 16 hộ thành viên.


Vườn cam của ông Bùi Tiến Băn, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong) cho thu nhập tiền tỷ mỗi vụ.

Giờ đây, không ai còn nghi ngờ sự phù hợp và thích ứng của các giống cây ăn quả có múi trên vùng đất mới này. Theo những hộ trồng cam, quýt tại địa phương, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, ít chịu sương muối và đặc biệt là qua lấy mẫu đất, mẫu nước gửi đi phân tích kiểm nghiệm cho kết quả đảm bảo điều kiện để tưới, trồng. Đây là cơ sở để các hộ tiếp tục mở rộng vùng cam mới chất lượng. Các nhà vườn tính toán năng suất, sản lượng cam, quýt ở vụ này đạt 50 -60 tấn/ha. Nhờ chú trọng phát triển vùng cam an toàn áp dụng quy trình sản xuất VietGAP nên cam, quýt thương phẩm của các hộ được khách hàng tin dùng và đánh giá cao trên thị trường trong, ngoài tỉnh. Giá bán tại vườn hiện giữ ở mức 22.000 đồng/kg cam lòng vàng, hướng đến tiêu thụ tại hệ thống các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch.

Sản phẩm cam, quýt, bưởi từ vùng cam mới này hiện đã có mặt nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm của thị trường. Giá cả ổn định, chất lượng cam VietGAP của xã Bình Thanh được giữ vững. Ngày càng có nhiều nhà vườn đầu tư trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn an toàn. Trong đó có nhà vườn Bùi Tiến Băn ở xóm Mỗ 2 là 1 trong những hộ được bình chọn có vườn cam đẹp nhất tại các mùa Lễ hội cam của huyện Cao Phong.


Bùi Minh


Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục