(HBĐT) - Ngày 17/5, UBND thành phố Hòa Bình đã ban hành Quyết định công bố bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại địa bàn phường Phương Lâm.


Lực lượng chức năng xã Cao Thắng (Lương Sơn) tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định.

Theo đó, tại Khu dân cư thủy sản có 1 hộ nuôi 10 con lợn, trong đó 6 con mắc bệnh chết. Cơ quan chức năng đã cho tiêu hủy cả 10 con lợn. Thống kê trong Khu dân cư thủy sản đang có khoảng 500 con lợn. Thành phố đã lập chốt, khoanh vùng và cấm giết mổ tại khu vực này để chống dịch lây lan. Như vậy, tính từ ngày 3 - 19/5, trên địa bàn tỉnh đã có huyện Lương Sơn, Lạc Sơn và TP Hòa Bình xuất hiện dịch bệnh DTLCP. Trong đó huyện Lương Sơn tái phát dịch bệnh, hiện có ở 5 xã: Cao Thắng, Hợp Hòa, Cư Yên, Nhuận Trạch, Liên Sơn và thị trấn Lương Sơn với 227 con lợn phải tiêu hủy; xã Yên Phú (Lạc Sơn) có 32 con và phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) có 10 con lợn đã phải tiêu hủy. Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, ATTP, sức khỏe cộng đồng.

Có thể nói, cũng như nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tình hình dịch bệnh DTLCP đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, việc phát sinh dịch bệnh là do nguyên nhân lây lan đa dạng khó kiểm soát (do di chuyển của con người, vận chuyển động vật, giết mổ, qua thức ăn, nước uống...). Ngoài ra, các tỉnh, thành phố giáp ranh với tỉnh ta như: Hà Nôi, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp, vẫn tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới, chưa kiểm soát được dịch, không kiểm soát được người và phương tiện ra, vào ổ dịch. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nguy cơ bệnh DTLCP có chiều hướng lây lan, khó kiểm soát.

Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh DTLCP của tỉnh đã và đang nỗ lực, ráo riết vào cuộc chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh. UBND tỉnh liên tục ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; Ban chỉ đạo của tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra tại các địa phương để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

Đối với các địa phương đã và đang có bệnh DTLCP đã tiến hành công bố dịch theo quy định của Luật Thú y. Đồng thời huy động nhân lực, nguồn lực tại chỗ, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức tổng vệ sinh, xử lý lợn bị bệnh, lợn chết, phun thuốc tiêu độc khử trùng; quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra khỏi vùng dịch trên địa bàn. Các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng giúp người dân nhận biết để chủ động hợp tác trong phòng chống dịch. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở kịp thời phát hiện, khai báo và tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh trong vòng 24g kể từ lúc phát hiện lợn bệnh. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời...

Đối với những địa phương chưa có dịch, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh; rà soát, củng cố hệ thống báo cáo dịch nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch, bảo đảm chính xác, kịp thời. Đẩy mạnh các biện pháp thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, tránh gây hoang mang và tẩy chay sản phẩm của lợn, bởi đây là bệnh không lây sang người...

Mới đây nhất, ngày 16/5, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh DTLCP. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động phát hiện sớm, báo cáo dịch bệnh, công bố dịch theo đúng quy định. Sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Huy động các lực lượng để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời, triệt để đúng quy định; thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch. Thành lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát vận chuyển động vật nội tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy, bảo đảm công khai, minh bạch để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp chống dịch.

Củng cố và tăng cường năng lực của hệ thống thú y các cấp để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh; tuân thủ việc lấy mẫu để xác định chính xác bệnh DTLCP.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu BCĐ phòng, chống bệnh DTLCP của tỉnh thành lập các đoàn công tác đến từng địa phương chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ nỗ lực, chủ động vào cuộc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Bình Giang

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục