(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT, vận động người dân thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tự nguyện hiến đất mở rộng đường, đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.
Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân.
Phú Minh (Kỳ Sơn) là xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2019. Xác định tiêu chí hạ tầng GTNT là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác, xã Phú Minh đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất để phát triển giao thông. Do đó, các tuyến đường GTNT, nội đồng đều hoàn thành theo quy định của Bộ GTVT. Những năm qua, xã đã huy động kinh phí trên 39 tỷ đồng thực hiện tiêu chí số 2, trong đó nhân dân hiến 8.599 m2 đất 2 vụ lúa, 1.000 m2 đất vườn, 2.000 m2 đất rừng và 5.599 m2 đất sản xuất.
Theo báo cáo của Sở GTVT, mạng lưới giao thông toàn tỉnh có 435,8 km đường tỉnh; trên 806 km đường huyện; 1.336 km đường liên xã; 5.417 km đường trục thôn, xóm và đường ngõ; 2.152 km đường nội đồng. Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí số 2 về giao thông gồm 4 nội dung: tỷ lệ đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và đường liên thôn được cứng hóa trên 50%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa được cứng hóa 100%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa trên 50%. 10 năm qua (2010-2019), với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân nên việc xây dựng, phát triển GTNT đạt nhiều kết quả khả quan. Trong 10 năm, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", toàn tỉnh xây dựng mới 863 km đường, trong đó, đường huyện 85 km, đường xã 173 km, đường trục thôn, xóm và đường nội đồng 605 km; cải tạo, nâng cấp 2.080 km đường giao thông nông thôn; bảo trì 1.823 km đường các loại; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa 133 cầu giao thông nông thôn. Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển GTNT trong 10 năm qua đạt gần 6.000 tỷ đồng; trong đó, vốn đóng góp của nhân dân trên 530 tỷ đồng. Đến nay, số km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa là 1.042/1.336 km, đạt 78%; đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm là 1.683/2.613 km, đạt 64,4%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa được cứng hóa 1.790/2.804 km, đạt 63,8%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 744/2.152 km, đạt 34,6%. Qua đánh giá, dự kiến đến hết năm 2019 có 104/191 xã đạt tiêu chí số 2.
Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Làm đường GTNT là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Đường giao thông được làm đến đâu, diện mạo nông thôn đổi thay đến đó. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm hướng đến xây dựng diện mạo mới cho những vùng quê còn khó khăn, đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, với hệ thống GTNT được đầu tư đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực. Các công trình giao thông hoàn thành đã góp phần rất lớn trong việc phát triển KT-XH của địa phương cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chí khác của Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Đinh Thắng
(HBĐT) -Theo quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt, dự án Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi giá trị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020 do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư sẽ có tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.988 triệu đồng, bao gồm ngân sách thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM và nguồn vốn đối ứng của các HTX tham gia dự án.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, chăm sóc rừng trồng. Đến cuối tháng 8, toàn tỉnh đã trồng mới gần 5.600 ha rừng, đạt trên 96% kế hoạch. Các huyện có diện tích trồng rừng lớn như: Đà Bắc đã trồng 900 ha, Lạc Thủy 850 ha, Kim Bôi 800 ha, Lạc Sơn trên 790 ha, Yên Thủy 500 ha…
Theo Bộ Tài chính, đến nay mới có 35/127 doanh nghiệp (đạt 27,5%) đã thực hiện cổ phần hóa thuộc danh sách cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN (ngày 10-7-2017) của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, tiến độ cổ phần hóa đang rất chậm. Nhiều giải pháp đã được đề xuất nhằm trị căn "bệnh" chần chừ, không muốn cổ phần hóa đang diễn ra ở một số doanh nghiệp.
Chiều 3-9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư; Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ phát động Cuộc vận động: "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế”.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Mặc dù đã phát huy những hiệu quả tích cực, nhưng các HTX vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, yêu cầu đặt ra là cần tập trung xây dựng một số mô hình HTX thật sự nổi trội, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi ích của HTX đối với từng địa phương để phát triển bền vững.
Forbes Asia vừa công bố danh sách 200 công ty có doanh thu hơn một tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đóng góp bảy cái tên, gồm Masan Group, Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup.