(HBĐT) - Tháng 9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020. Đối tượng được hỗ trợ gồm: Hộ nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi đã, đang bảo vệ và phát triển rừng. Qua hơn 3 năm triển khai trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều bất cập.


Người dân xã Tân Minh (Đà Bắc) phát triển kinh tế rừng với mô hình trồng keo cao sản.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Tỉnh hiện có 375.622,95 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích đất có rừng là 263.463,14 ha. Phần lớn người dân sinh sống ở vùng cao, sâu, xa, dựa vào nguồn lợi từ rừng, đất rừng. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để bảo vệ, phát triển rừng. Tháng 8/2017, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 14 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Tháng 11/2017, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1563 về việc "Tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng". Từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh lần lượt ban hành các văn bản quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…

Thực hiện chính sách của Nhà nước, Sở NN&PTNT đã triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình gắn với hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn tất việc xây dựng, triển khai, thực hiện quy ước bảo vệ rừng cho 1.887 thôn, bản có rừng. Giai đoạn 2015 - 2018 đã hỗ trợ trên 70,8 tỷ đồng (vốn của Trung ương và địa phương) cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Hỗ trợ 24.925 lượt đối tượng thực hiện khoanh nuôi, trồng bổ sung rừng. Hỗ trợ trên 36,9 tỷ đồng cho các hộ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ...

Tuy nhiên, thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững mục tiêu chưa đạt bởi còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Theo đó, giá trị thu nhập từ rừng của các chủ rừng chưa cao so với lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên. Công tác bảo vệ rừng chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể: Đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh thấp hơn so với các tỉnh lân cận (thấp hơn 14% so với Sơn La; 10,5% so với Điện Biên; 5,5% so với Lai Châu); mức chi trả bình quân tại lưu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình khoảng gần 1 triệu đồng/hộ/năm chưa cải thiện nhiều sinh kế của các chủ rừng. Đơn giá trồng, bảo vệ rừng còn thấp (trồng rừng phòng hộ 30 triệu đồng/ha/4 năm; trồng rừng sản xuất 6,3 triệu đồng/ha/năm; bảo vệ rừng 200.000 - 250.000 đồng/ha/năm) nên chưa thu hút, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng...

Trên cơ sở đó, Sở NN& PTNT đã đề nghị: Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư tăng cường nguồn lực đầu tư, nguồn kinh phí đảm bảo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững hàng năm do tỉnh xây dựng. Đề nghị đưa tỉnh vào diện được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện vùng sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn. Tăng mức hỗ trợ đầu tư 1 ha/năm cho công tác bảo vệ rừng đối với vùng II, vùng III đảm bảo theo định mức quy định tại Quyết định số 38, ngày 6/7/2005 của Bộ NN&PTNT. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp, quản lý giữa các cấp, ngành. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó sẽ là nền tảng, động lực để cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt chính sách bảo vệ, phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn.

Thúy Hằng


Các tin khác


Huyện Lương Sơn tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 13/9, UBND huyện Lương Sơn tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010 - 2020; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua "Huyện Lương Sơn chung sức XDNTM” giai đoạn 2016 – 2020; công bố quyết định và trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM, xã NTM nâng cao, khu dân cư NTM kiểu mẫu và vườn mẫu năm 2019. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Huyện Yên Thủy đa dạng hoạt động giúp người dân giảm nghèo

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, huyện Yên Thủy có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) 49.239 người, chiếm 69,53% dân số toàn huyện. Huyện có 6/13 xã, thị trấn khu vực III, 3 xã khu vực II. Những năm qua, Yên Thủy luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS; huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư ở vùng DTTS. Nhờ vậy, giai đoạn 2014-2019, huyện đạt được những kết quả tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

ECB hạ lãi suất xuống mức âm kỷ lục, thị trường “xanh” trở lại

Tối 12-9 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo hạ lãi suất tiền gửi chính 10 điểm cơ bản xuống mức kỷ lục -0.5%/năm, đồng thời tái khởi động chương trình mua trái phiếu (QE) trị giá 20 tỷ EUR/tháng nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 12/9, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã tổ chức kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQG GNBV) huyện Đà Bắc giai đoạn 2018 - 2019.

Xã Tân Mỹ nỗ lực nâng cao thu nhập cho người dân

(HBĐT) - Những năm qua, Đảng ủy và chính quyền xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 9%.

Lần đầu ra mắt ứng dụng xác thực thanh toán bằng nhận diện gương mặt

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt ứng dụng thanh toán bằng nhận diện gương mặt lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với tên gọi Wee@ABBANK.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục