(HBĐT) - Khởi nguồn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lương Sơn có 19 xã với 265 tiêu chí cần thực hiện, bình quân mới đạt 5,05 tiêu chí/xã. Các tiêu chí khó như: giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, hộ nghèo và thu nhập hầu hết các xã chưa đạt. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song đến nay, huyện đã có 16/19 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã được công nhận NTM nâng cao, bình quân đạt 18,84 tiêu chí/xã. Lương Sơn đang có bước đi vững chắc trở thành huyện hoàn thành nhiệm vụ XDNTM vào cuối năm nay. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực, đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân.
Hiện nay, huyện Lương Sơn có trên 590 km đường đạt chuẩn, giúp bộ mặt nông thôn thêm đổi mới.
Đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn chia sẻ: Sau 10 năm, chương trình XDNTM của huyện đạt được kết quả cao. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp giữa chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo, các nội dung của chương trình tạo được sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị. Chất lượng về đích của các xã toàn diện, có chiều sâu và đồng đều hơn. Từ thực hiện chương trình đã giúp phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đa dạng hơn. Phong trào thi đua huyện Lương Sơn chung sức XDNTM được nhân dân tích cực hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Người dân nông thôn nhận thức được vai trò chủ thể, tích cực đóng góp công sức, tiền của, đất đai giúp xã có công trình. Huyện xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả và các tập thể, cá nhân điển hình trong XDNTM.
Xác định NTM trước tiên là đời sống người dân phải được nâng cao, cấp ủy, chính quyền huyện chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn. Sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Qua đó, các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã và đang được nhân rộng, nhất là tập trung phát triển các mô hình rau hữu cơ, rau an toàn theo chuỗi liên kết, mô hình cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp, trồng cây dược liệu, cải tạo, phát triển chăn nuôi… Từ đó, chất lượng cuộc sống không ngừng nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19,2 triệu đồng năm 2015 lên 38 triệu đồng năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo từ 13,03% năm 2010 giảm còn 3,91% năm 2018.
Đi đôi với nâng cao đời sống, kết cấu hạ tầng KT - XH của huyện tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển, phục vụ sản xuất và đời sống vùng nông thôn. Tuy nguồn lực đầu tư ngân sách T.Ư giảm, giai đoạn 2016 - 2019 chỉ chiếm 75% so với giai đoạn 2011 - 2015. Song điều quan trọng là Lương Sơn đã huy động được các nguồn lực trong nhân dân, nguồn xã hội hóa và làm tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn. Đến nay, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp, cứng hóa 268,79 km đường giao thông, nâng số km đường đạt chuẩn lên 590,22 km; xây mới, sửa chữa 70 công trình thủy lợi, 100 km kênh mương, có 61,7% km kênh mương đã được kiên cố. Ngoài ra, huyện đầu tư 32 công trình nhà văn hóa, khu thể thao các xã, xóm; 223 hạng mục hệ thống trường học, góp phần giúp 25/38 trường đạt chuẩn quốc gia. Cũng từ các chương trình, dự án, NSNN kết hợp vốn đầu tư của doanh nghiệp, huyện đã đầu tư các công trình điện, hạ tầng thương mại, y tế, nhà ở dân cư… góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.
Đặc biệt, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh và kế hoạch của UBND huyện về thực hiện huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019, đến thời điểm này, huyện đạt được 8/9 tiêu chí. Riêng tiêu chí số 2 về giao thông, huyện đã đề xuất với tỉnh và có chủ trương lồng ghép, bố trí ngân sách để nâng cấp, cải tạo chất lượng tuyến đường thị trấn Lương Sơn đi xã Tiến Sơn; đầu tư xây dựng một số cầu và bố trí địa điểm, nguồn vốn để giải phóng mặt bằng xây dựng bãi đỗ xe tĩnh kết hợp bến trung tâm huyện… giúp hoàn thành tiêu chí để về đích huyện NTM theo đúng kế hoạch.
H.N
(HBĐT) - Được xác định là 1 trong 3 phong trào lớn, trọng tâm của Hội, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã chỉ đạo phát động, triển khai sâu rộng phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới (NTM)”, đưa vào nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội HND các cấp, trong kế hoạch công tác, chỉ tiêu thi đua hàng năm. Các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cán bộ, hội viên nông dân, tập trung vào nâng cao vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia xây dựng NTM, góp phần khởi sắc bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện nghèo nên điểm xuất phát xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2011 được đánh giá khá khó khăn; cơ sở vật chất thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa hình chia cắt, kinh tế phát triển chậm. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đến nay, công cuộc xây dựng NTM mới trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực.
(HBĐT) - Khi bắt tay triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Mãn Đức (Tân Lạc) chỉ đạt 5 tiêu chí. Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, xã đã về đích NTM năm 2017.
(HBĐT) - Năm 2016, Lâm Sơn được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 10 năm huyện Lương Sơn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông NTM, Lâm Sơn là 1 trong 2 xã đầu tiên được UBND huyện trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Bộ mặt nông thôn thay da, đổi thịt, đời sống người dân mỗi ngày một cải thiện. Lâm Sơn đang chứng minh là một vùng quê đáng sống.
BÙI VĂN KHÁNH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Sau 10 năm thực hiện, với cách làm bài bản, đồng bộ trong tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đặc biệt đã phát huy vai trò chủ thể của người nông dân cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về XDNTM.
(HBĐT) - Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2016 nhưng phải đến năm 2018, khi tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị nông thôn mới, HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động (Kim Bôi) mới ghi được dấu ấn riêng trên đường hướng phát triển, trở thành điểm sáng mô hình "chuỗi giá trị nông thôn mới (NTM)".