(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng núi cao, tổng diện tích tự nhiên trên 77.976 ha, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tới 83%. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện khó khăn được đầu tư Chương trình 135. Điều kiện tự nhiên bất lợi cùng với trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao.




Từ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã cứng hóa đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện giúp xóm phát triển du lịch cộng đồng.

Đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Xác định thực hiện các chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với quá trình phát triển KT-XH và cần khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính hộ nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV). Các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã đề cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, điều hành, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cũng như tăng cường công tác QLNN thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Nhiều công trình đầu tư xây dựng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQGGNBV) đã huy động được người dân tham gia và trực tiếp thi công.

Thời gian qua, thực hiện Chương trình MTQGGNBV là "đòn bẩy” đối với KT-XH của huyện Đà Bắc. Từ Chương trình 30A đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế; xây dựng một số mô hình giảm nghèo và hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, Chương trình 135 đã trợ giúp đắc lực giúp các xã, xóm đặc biệt khó khăn ngày một đổi mới. Trong năm 2018, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình đã đầu tư xây dựng mới 33 công trình; duy tu bảo dưỡng 52 công trình; hỗ trợ 28 mô hình phát triển sản xuất và mở lớp chuyển giao KHKT, giảm nghèo. 

Năm 2019, Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện Đà Bắc số vốn 20.488 triệu đồng, trong đó, vốn chuyển tiếp 4.901 triệu đồng tiếp tục làm mới, nâng cấp 8 công trình; vốn đầu tư xây dựng mới 15.587 triệu đồng đầu tư 33 công trình, trong đó lĩnh vực giao thông 17 công trình, nông nghiệp, thủy lợi 1 công trình; phục vụ nước sinh hoạt 1 công trình và lĩnh vực công cộng 14 công trình. Bên cạnh đó, Chương trình dành nguồn vốn 1.089 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng 45 công trình; đầu tư 4.063 triệu đồng hỗ trợ 22 mô hình sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và triển khai 4 mô hình giảm nghèo với kế hoạch vốn 1.004 triệu đồng.

Song song với các chương trình, dự án, UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó đã có 6.967 lượt hộ vay vốn với tổng kinh  phí 205.708 triệu đồng để phát triển sản xuất. Huyện cũng chú trọng thực hiện chính sách dạy nghề, khuyến nông, khuyến công. Từ năm 2018 đến nay đã mở trên 110 lớp dạy nghề, chuyển giao công nghệ cho hơn 4.600 học viên là nông dân, lao động nông thôn.

Việc tổ chức thực hiện Chương trình GNBV và các chính sách dân tộc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu của người dân đã thúc đẩy KT-XH huyện Đà Bắc từng bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần. Kết cấu hạ tầng ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 37,04%, kế hoạch năm 2019 giảm còn 32%.

Mặc dù đạt được kết quả đáng ghi nhận, song đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Nhiều hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững. Một bộ phận người nghèo, người DTTS còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Diện tích canh tác chủ yếu là đồi núi, đất rừng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, hạn hán nên việc triển khai thực hiện một số chính sách gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh, chủ yếu dựa vào ngân sách T.Ư, ngân sách cấp còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, khi triển khai công trình xây dựng thường phải lồng ghép các chương trình, dự án để đảm bảo thực hiện được mục tiêu. Những năm qua, việc khảo sát nhu cầu học nghề của người nghèo chưa được quan tâm đúng mức. Hàng năm, huyện chưa xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo và cũng chưa xác định được hộ nghèo cần đào tạo… Những hạn chế này sẽ được huyện tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu GNBV.


                                                                           Bình Giang

Các tin khác


Kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 11/10, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tập đoàn Vingroup tổ chức hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Tập đoàn Vingroup và đại diện các trung tâm thương mại của Tập đoàn; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh, đóng góp thiết thực cho mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình phát triển

Bùi Văn Khánh
 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
(HBĐT) - Ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi giới Công - Thương Việt Nam, bức thư có đoạn "… Hiện nay, "Công - Thương cứu quốc đoàn" đang hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”.

BIDV - khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển

(HBĐT) - Tại lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hòa Bình (BIDV Hòa Bình) đã được vinh danh. Đây là sự ghi nhận xứng đáng với một ngân hàng đã và đang khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

Hướng tới mục tiêu phát triển “Thương hiệu Hoàng Sơn”

(HBĐT) - Đẩy mạnh thi công xây dựng, hoàn thiện các dự án lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh đảm bảo chất lượng về kỹ, mỹ thuật. Tiếp tục đầu tư thực hiện các dự án thương mại, du lịch dịch vụ, thể thao, khu đô thị sinh thái; đồng thời vươn rộng địa bàn đầu tư kinh doanh và thi công các dự án điện vào khu vực phía Nam, đảm bảo phát triển hệ thống năng lượng sạch. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp kịp thời, đầy đủ VLXD cho các công trình và chủ động ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác sản xuất hàng Việt Nam uy tín, chất lượng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục