(HBĐT) - Mặc dù mới triển khai một thời gian, nhưng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được khẳng định là hướng đi đúng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của huyện Yên Thủy.


Sản phẩm cao cà gai leo của HTX nông nghiệp Bảo Hiệu được Hội đồng OCOP huyện Yên Thủy đánh giá xếp hạng 4 sao, là sản phẩm OCOP dự thi cấp tỉnh.

Năm 2019, huyện Yên Thủy đăng ký 8 sản phẩm của 3 nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh giai đoạn 2019-2020 gồm: nhóm đồ uống có 2 sản phẩm là rượu Đù Địn của tổ hợp tác nấu rượu làng Đình, xóm Đình, xã Phú Lai; rượu đồ Mường Đình của hộ kinh doanh cá thể Bùi Đức Long, xóm Hạ, xã Phú Lai. Nhóm dược liệu có 2 sản phẩm: cao cà gai leo của HTX Nông lâm nghiệp Bảo Hiệu; trà cà gai leo của Công ty CP Dược liệu Bình An, xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc. Nhóm thực phẩm có 4 sản phẩm: mật ong của HTX Yên Tân, xóm Yên Tân, xã Ngọc Lương; bưởi xanh Yên Thủy của HTX Nông lâm nghiệp số 1 Bảo Hiệu và HTX Nông nghiệp Đại Đồng, xã Ngọc Lương; bí xanh Yên Thủy của HTX Nông lâm nghiệp Bảo Hiệu và HTX Nông nghiệp Đoàn Kết; khoai sọ Yên Thủy của HTX Dịch vụ nông nghiệp Ngọc Lương và HTX Nông nghiệp Ninh Hòa, xã Yên Trị.

Nhiều sản phẩm phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương. Sau khi triển khai theo hướng sản xuất tập trung, phần lớn các sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện phát triển thành hàng hóa với sản lượng lớn. Chính vì vậy, hiệu quả bước đầu khá tích cực, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào thị trường với sự chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng.

Nhằm tạo cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cung cấp cho thị trường những sản phẩm OCOP có chất lượng tốt, UBND huyện Yên Thủy đã tổ chức cho các chủ thể tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản tiêu biểu của huyện đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm được đánh giá cao, bước đầu tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm cao cà gai leo của HTX Nông lâm nghiệp Bảo Hiệu được Hội đồng thẩm định của huyện đánh giá đạt 4 sao. Đây cũng là 1 trong 12 sản phẩm được UBND tỉnh lựa chọn tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019.

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Huyện lựa chọn các sản phẩm để tổ chức sản xuất theo Chương trình OCOP. Cùng với đó, chú trọng nâng cao chất lượng kiểu dáng, mẫu mã bao bì sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Thời gian tới, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh về các sản phẩm OCOP đạt chất lượng, huyện sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển sản phẩm quy mô lớn, hỗ trợ tiêu chuẩn hoá sản phẩm, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Những kết quả ban đầu của Chương trình OCOP và hiệu ứng lan tỏa hiện nay là nền tảng vững chắc để chương trình có bước tiến quan trọng trong thúc đẩy phát triển sản xuất sản phẩm, dịch vụ theo hướng bền vững, cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đinh Thắng


Các tin khác


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - nền tảng cho tiến trình giảm nghèo

(HBĐT) - Sau học nghề, 85% lao động có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ; một bộ phận người lao động học nghề phi nông nghiệp đã chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã… Đó là những tín hiệu vui sau hơn 3 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.

Làm giàu từ nghề vỗ béo trâu, bò

(HBĐT) - Vỗ béo trâu, bò - nghề có vẻ như đơn giản nhưng với vợ chồng anh Bùi Văn Hiệu ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) lại hết sức kỹ lưỡng và hao sức, tốn của. Đó là bởi vợ chồng anh đã dành tất cả tâm huyết để xây dựng một mô hình trang trại đáp ứng chuẩn các yêu cầu kỹ thuật để duy trì chăn nuôi bền vững, và quan trọng là "hái ra tiền”.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5(khóa IX) về kinh tế tập thể

(HBĐT) - Chiều 14/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương (T.Ư) 5 khóa IX về kinh tế tập thể (KTTT). Cùng dự có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, hợp tác xã (HTX); Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các HTX. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.

Cảng biển quốc tế Lạch Huyện-Hướng ra các miền biển lớn

(HBĐT)- Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội thảo báo Đảng các tỉnh do Báo Hải Phòng đăng cai, vừa qua, các cán bộ, phóng viên nhiều cơ quan báo chí phía Bắc được đến tham quan cảng biển Lạch Huyện-Cảng Công-ten-nơ quốc tế Hải Phòng- HICT(khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải)-một trong những hải cảng lớn của khu vực Đông Nam Á. Được khởi công xây dựng vào ngày 12/5/2016, qua 2 năm xây dựng, cảng biển đã đi vào hoạt động từ ngày 13/5/2018. Qua hơn 1 năm khai trương và đi vào hoạt động, cảng biển quốc tế Lạch Huyện đã càng thêm khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng của mình. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục