(HBĐT) - Sau học nghề, 85% lao động có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ; một bộ phận người lao động học nghề phi nông nghiệp đã chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã… Đó là những tín hiệu vui sau hơn 3 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.



Nông dân thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) ứng dụng kiến thức khoa học- kỹ thuật trồng cây ăn quả, tăng nguồn thu nhập. 

Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Thực hiện Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 và Quyết định số 971, ngày 1/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án), Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và 5 năm (giai đoạn 2016-2020); tổ chức rà soát, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo theo Quyết định số 46, ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Đề án, từ năm 2016 đến tháng 7/2019, toàn tỉnh đã tổ chức 479 lớp đào tạo nghề cho 14.279 lao động. Trong đó có 263 lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 8.049 lao động; 216 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp với 6.230 lao động.

Theo khảo sát, đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, các chương trình, kế hoạch đào tạo, danh mục nghề, mức kinh phí hỗ trợ đã được BCĐ Đề án xây dựng, điều chỉnh hàng năm phù hợp với điều kiện của địa phương. Quá trình triển khai, thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, số lao động đăng ký học nghề tăng lên theo từng năm. Từ chỗ học nghề theo phong trào, học để nhận tiền hỗ trợ chuyển sang học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế sau khi học nghề theo Đề án, người lao động đã có định hướng mới phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng phát triển bền vững. Theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình trồng trọt, chăn nuôi như: mô hình trồng cam ở huyện Cao Phong, bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, nuôi gà đồi ở huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, nuôi cá trên lòng hồ sông Đà, trồng rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn... đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Hai năm trở lại đây, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chuyển dịch dần sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nghề may công nghiệp, thêu, dệt thổ cẩm, chổi chít, hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân. Qua 216 lớp đào tạo, nhiều học viên đã tìm được việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã, góp phần đắc lực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân nông thôn. 
Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu, đề xuất: Hàng năm, dành một khoản kinh phí ngân sách cấp tỉnh để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia các chương trình trọng điểm, hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bổ sung chỉ tiêu giáo viên dạy nghề cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và dài hạn..., để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự là nền tảng cho lộ trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

                                                         
 Thúy Hằng

Các tin khác


Cảng biển quốc tế Lạch Huyện-Hướng ra các miền biển lớn

(HBĐT)- Nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội thảo báo Đảng các tỉnh do Báo Hải Phòng đăng cai, vừa qua, các cán bộ, phóng viên nhiều cơ quan báo chí phía Bắc được đến tham quan cảng biển Lạch Huyện-Cảng Công-ten-nơ quốc tế Hải Phòng- HICT(khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải)-một trong những hải cảng lớn của khu vực Đông Nam Á. Được khởi công xây dựng vào ngày 12/5/2016, qua 2 năm xây dựng, cảng biển đã đi vào hoạt động từ ngày 13/5/2018. Qua hơn 1 năm khai trương và đi vào hoạt động, cảng biển quốc tế Lạch Huyện đã càng thêm khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng của mình. 

Toàn tỉnh trồng mới 6.014 ha rừng

(HBĐT) - Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên toàn tỉnh 9 tháng (giá cố định năm 2010) ước đạt 1.059,6 tỷ đồng, vượt 8,08% so với cùng kỳ, đạt 93% kế hoạch năm.

Huyện Đà Bắc hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng núi cao, tổng diện tích tự nhiên trên 77.976 ha, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tới 83%. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện khó khăn được đầu tư Chương trình 135. Điều kiện tự nhiên bất lợi cùng với trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao.


Lấy tiêu chí kinh doanh làm thước đo hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước

Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực và tiếp tục là bộ phận quan trọng của hệ thống doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP nhưng quá trình cơ cấu lại DN nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2020 vẫn còn những mục tiêu chưa đạt được.

Đêm hội “Doanh nhân trẻ tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT)-Tối ngày 11/10, Ban Thư ký Ủy ban Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) tỉnh Hòa Bình tổ chức "Đêm hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hòa Bình” năm 2019. Tham dự có đại diện Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tỉnh đoàn Hoà Bình.

Xã Tân Thành - sức bật vùng đất khó

(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống của nhân dân xã Tân Thành (Lương Sơn) có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để tạo nguồn lực phát triển KT - XH, giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM, việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục