(HBĐT) - Vỗ béo trâu, bò - nghề có vẻ như đơn giản nhưng với vợ chồng anh Bùi Văn Hiệu ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) lại hết sức kỹ lưỡng và hao sức, tốn của. Đó là bởi vợ chồng anh đã dành tất cả tâm huyết để xây dựng một mô hình trang trại đáp ứng chuẩn các yêu cầu kỹ thuật để duy trì chăn nuôi bền vững, và quan trọng là "hái ra tiền”.
Chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) chăm sóc đàn bò nuôi vỗ béo tại trang trại của gia đình.
Sinh ra từ làng, làm bạn với con trâu, con bò từ thuở bé, khi trưởng thành đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cũng lại làm công cho một trang trại chăn nuôi bò, anh Hiệu nghĩ hẳn mình có duyên với những… con bò. Hết hợp đồng lao động trở về nước với lưng vốn vài trăm triệu đồng, anh bàn với vợ: khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi trâu, bò! Ý tưởng ấy được vợ anh, chị Hồ Thị Kiều - một phụ nữ chịu khó và khá nhạy bén với thương trường đồng tình, hưởng ứng. Ban đầu, vợ chồng anh Hiệu nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống. Theo tính toán của chị Kiều, nuôi theo cách này đơn giản, nhàn hạ, nhưng mỗi năm chỉ thu lãi khoảng 1 triệu đồng/1 con trâu hoặc bò. Quá trình tiêu thụ sản phẩm, anh chị kết nối được với các trang trại bò lớn ở các huyện thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau vài chuyến thăm quan học hỏi kinh nghiệm, vợ chồng anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại khép kín chuyển sang nuôi trâu, bò vỗ béo. Năm 2018, vợ chồng anh Hiệu bắt đầu làm thủ tục mượn (đấu thầu) 9.000 m2 đất dự trữ của xã để trồng cỏ, vay thêm vốn của ngân hàng để xây chuồng trại và mua trâu, bò giống. Để có nguồn giống ổn định, anh chị lặn lội khắp các huyện trong tỉnh để kết nối nguồn cung (hiện mỗi huyện có 2-3 người tìm mua bò giúp vợ chồng anh Hiệu). Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị như máy thái cỏ, hệ thống đường điện, đường nước, hầm ủ phân… và sự hỗ trợ về kiến thức KH-KT, giới thiệu thị trường tiêu thụ từ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, đầu năm 2018, vợ chồng anh Hiệu đã nuôi thí điểm 100 con trâu, bò.
Chị Hồ Thị Kiều chia sẻ: Trong năm đầu (năm 2018), gia đình đã đầu tư khoảng gần 1,2 tỷ đồng gồm: hệ thống chuồng trại, con giống, cám ăn tổng hợp, thuốc thú y và tiền lương công nhân (ngoài hai vợ chồng, anh chị thuê 4 - 6 lao động trợ giúp). Nuôi trâu, bò vỗ béo nên 3 tháng gia đình xuất 1 một lứa, trâu chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, còn bò xuất lẻ cho các tư thương, các lò mổ ở địa phương và các tỉnh lân cận. Năm đầu thí điểm, gia đình anh Hiệu thu lãi khoảng 380 triệu đồng. Hiện, trang trại của gia đình anh nuôi 120 con trâu, bò. Chỉ tính nửa đầu năm 2019, vợ chồng anh đã thu lợi nhuận khoảng 650 triệu đồng.
Xác định đây là mô hình kinh tế hiệu quả, không chỉ nâng cao nguồn thu nhập cho riêng gia đình anh Hiệu mà còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, UBND xã Hợp Kim đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đất đai, thủ tục đầu tư, hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ và giới thiệu cho hàng chục hộ đến học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, trên địa bàn xã Hợp Kim đã có thêm 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo.
Có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn, vợ chồng anh Hiệu sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ cho các hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi trâu, bò. Gia đình anh hiện đang hỗ trợ hộ chăn nuôi bò sinh sản theo hướng liên kết cùng phát triển, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế hộ ở địa phương.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên toàn tỉnh 9 tháng (giá cố định năm 2010) ước đạt 1.059,6 tỷ đồng, vượt 8,08% so với cùng kỳ, đạt 93% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng núi cao, tổng diện tích tự nhiên trên 77.976 ha, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tới 83%. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện khó khăn được đầu tư Chương trình 135. Điều kiện tự nhiên bất lợi cùng với trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao.
Mặc dù đạt được một số kết quả tích cực và tiếp tục là bộ phận quan trọng của hệ thống doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP nhưng quá trình cơ cấu lại DN nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2020 vẫn còn những mục tiêu chưa đạt được.
(HBĐT)-Tối ngày 11/10, Ban Thư ký Ủy ban Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) tỉnh Hòa Bình tổ chức "Đêm hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hòa Bình” năm 2019. Tham dự có đại diện Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tỉnh đoàn Hoà Bình.
(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống của nhân dân xã Tân Thành (Lương Sơn) có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Để tạo nguồn lực phát triển KT - XH, giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM, việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 20 xã và 8 xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135; trên 24.580 hộ dân tộc thiểu số (DTTS); trong 5.485 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 20,14% dân số) thì số hộ nghèo người DTTS chiếm tỷ lệ 98,59%. Nhìn vào những con số trên có thể thấy áp lực dồn lên công tác dân tộc cũng như công tác hỗ trợ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện Kim Bôi rất lớn.