(HBĐT) - Sản phẩm miến dong Chiến Thọ của cơ sở sản xuất miến dong Chiến Thọ, xóm Bu Chằm, xã Phú Minh là sản phẩm OCOP của huyện Kỳ Sơn năm 2019. Miến dong Chiến Thọ có hương vị đặc biệt, được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguồn nguyên liệu thuần khiết là bột dong, hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Sợi miến dong Chiến Thọ có màu trắng ngà, độ dài ngắn tùy thuộc vào nhu cầu và đơn đặt của khách hàng. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị bở, nát, không có sạn.
Sản phẩm miến dong Chiến Thọ, xóm Bu Chằm, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được người tiêu dùng đánh giá cao.
Những năm qua, xã Phú Minh đã
quan tâm chỉ đạo bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển diện
tích cây dong riềng, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất miến dong trên địa bàn.
Dong riềng là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc thấp, năng suất
cũng như sản lượng luôn đạt cao. Hiện, diện tích cây dong riềng của xã là 120
ha, năng suất từ 35 tấn/ha. Nghề làm miến dong ở Phú Minh đã có từ lâu, trước
đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong phạm vi gia đình. Hiện nay, quy trình
sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hóa, có các loại máy móc hỗ trợ. Phú Minh hiện
có 2 cơ sở chuyên sản xuất miến, nên diện tích dong riềng trồng tại xã đều được
tận dụng, thu mua tối đa.
Để tạo ra được những sợi miến
ngon là một quá trình sản xuất đòi hỏi cẩn thận và tỉ mỉ. Củ dong già sau khi
thu về, rửa sạch đem nghiền lọc bột. Bột dong thô qua nhiều lần đánh nhuyễn,
cho vào bể bơm đầy nước cho tinh bột lắng xuống. Sau khoảng 5 - 7 lần lọc thu
về bột dong nguyên chất đưa vào sử dụng để làm miến. Theo ông Đỗ Quang Chiến,
chủ cơ sở sản xuất và chế biến miến dong Chiến Thọ cho biết, giá bán ra thị
trường hiện nay là 50.000 đồng/kg, năm 2018, cơ sở tiêu thụ 400 - 500 tấn
nguyên liệu, sản xuất ra 30 tấn sản phẩm, doanh thu trên 1 tỷ đồng, lợi nhuận
đạt trên 100 triệu đồng, tạo việc làm cho gần chục lao động địa phương với thu
nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Quy trình sản xuất của cơ sở Chiến Thọ
được trang bị máy móc hiện đại, cùng các quy trình tự động hóa, khép kín được
kiểm soát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra theo
tiêu chuẩn.
Vừa qua, Hội đồng thẩm định đánh
giá sản phẩm OCOP của huyện Kỳ Sơn đã đánh giá sản phẩm miến dong Chiến Thọ đạt
tiêu chuẩn 3 sao. Hiện, Kỳ Sơn đã hoàn thành hồ sơ về các sản phẩm OCOP của
huyện trình Hội đồng thẩm định tỉnh đánh giá. Xây dựng được thương hiệu sản
phẩm đã khó, nhưng giữ được giá trị thương hiệu còn khó hơn nhiều. Vì vậy, xã
Phú Minh và huyện Kỳ Sơn đang xây dựng quy hoạch trồng dong riềng, tạo thành
vùng sản xuất hàng hóa; nghiên cứu công nghệ chế biến miến dong đảm bảo chất
lượng ngày càng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái;
tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm tinh bột, miến dong và
phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các chương trình hội chợ triển lãm
quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
Hải Linh
(HBĐT) - Ngày 15/10, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tổ chức họp báo nhằm cung cấp thông tin cho báo chí về kế hoạch tổ chức Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019. Đây là các hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tại Hòa Bình, dự kiến khai mạc vào ngày 1/11.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy khoảng 22,5 nghìn ha lúa, vượt 3% kế hoạch. Trong đó, diện tích trà sớm và chính vụ cấy trước 10/7 chiếm khoảng 40%, diện tích cấy từ 10-25/7 chiếm khoảng 47%, còn lại khoảng 13% cấy sau 25/7. Hiện, trà sớm và chính vụ đã thu hoạch. Dự kiến đến hết ngày 20/10 tới sẽ cơ bản thu hoạch xong. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, với năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, dự kiến tổng sản lượng lúa vụ mùa năm nay sẽ đạt trên 118,9 nghìn tấn.
(HBĐT) - Sau học nghề, 85% lao động có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ; một bộ phận người lao động học nghề phi nông nghiệp đã chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm mới tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã… Đó là những tín hiệu vui sau hơn 3 năm thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Vỗ béo trâu, bò - nghề có vẻ như đơn giản nhưng với vợ chồng anh Bùi Văn Hiệu ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) lại hết sức kỹ lưỡng và hao sức, tốn của. Đó là bởi vợ chồng anh đã dành tất cả tâm huyết để xây dựng một mô hình trang trại đáp ứng chuẩn các yêu cầu kỹ thuật để duy trì chăn nuôi bền vững, và quan trọng là "hái ra tiền”.
(HBĐT) - Chiều 14/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương (T.Ư) 5 khóa IX về kinh tế tập thể (KTTT). Cùng dự có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, hợp tác xã (HTX); Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các HTX. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành và các huyện, thành phố.