Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay tới tháng 1/2020 sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn hơi. Điều này khiến không ít người lo ngại giá cả mặt hàng này sẽ biến động, đặc biệt trong dịp Tết.


Ngành Nông nghiệp đang đưa ra nhiều biện pháp để ổn định nguồn cung thịt lợn cuối năm. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10/2019,đàn lợn cả nước đã giảm mạnh 20% so với cùng thời điểm năm trước, vìchịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường tăng.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức ngày 24/11, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng: Muốn ổn định một cách tương đối mặt hàng thịt lợntrong những tháng cuối năm và đầu năm mới, các bộ, ngành cần phải tổ chức tốt nguồn cung, khâu phân phối để kiểm soát giá cả.

"Chúng ta cần theo dõi để điều hòa nguồn thịt lợn, cũng nhưcác thực phẩm thiết yếu khác trên cơ sở quan hệ cung cầu nhằm giảm bớt những đột biến về giá; hạn chế tới mức thấp nhất hàng hóa qua nhiều khâu trung gian, chiết khấu cao ở khâu bán lẻ dẫn tới đẩy giá lên một cách vô lý. Sau khi thí điểm việc lập sàn giao dịch thịt lợn ở phía Nam, nếu thấy hiệu quả thì nhân rộng mô hình ra cả nước”, ông Vũ Vinh Phú nói.

Theo đó, cần quan tâm đến hoạt động của hệ thống phân phối quốc gia như: Chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi; đảm bảo sự hoạt động cân đối nhịp nhàng, gắn kết một cách tự giác giữa sản xuất và phân phối, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho mua sắm cuối năm tăng khoảng 20 – 30% so với ngày thường. Các doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động tìm thêm các nguồn thực phẩm khác bao gồm cả thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến để bổ sung quỹ hàng hóa phục vụ nhân dân.

Mới đây, Bộ Công Thương đã đề xuất tiếp tục triển khai một số giải pháp như: Các địa phương, bộ, ban ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá dịp cuối năm; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán thịt lợn sang nước láng giềng nhằm vừa giữ được nguồn cung, vừa tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.

Trước tình hình giá thịt lợn tăng cao, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chia sẻ: Hiện nguồn cung của công ty ổn định với số lượng cung cấp ra thị trường khoảng 16.000 – 17.000 con/ngày; giá bán của công ty là 68.000 đồng/kg, còn ngoài thị trường giá trên 70.000 đồng/kg.

"Công ty CP luôn nỗ lực bán giá thấp hơn so với bên ngoài, nhưng chỉ một mình doanh nghiệp thì không làm nổi. Vì vậy, các bộ, ngành cần quyết liệt và thường xuyên trong kiểm soát lợn xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi nên khuyến cáo người chăn nuôikéo dài thời gian nuôi, đây là giải pháp tăng sản lượng thịt nhanh nhất", ông Vũ Anh Tuấn nói.

Còn ông Đào Mạnh Lương, Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin cho rằng:Giải pháp đầu tiên để ổn định thị trường thịt lợn là cần tháo gỡ ngay khâu lưu thông. Nếu giải quyết được vấn đề lưu thông và ổn định tâm lý, giá thịt lợn trong Tết này sẽ không bị tăng đột biến. Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi cần khuyến khích tái đàn, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ tín dụng đối với các hộ chăn nuôi đủ điều kiện để họ có thể tái đàn.

Theo TTXVN


Các tin khác


Khoảng 15 tấn hàng được bán tại Tuần lễ giới thiệu sản phẩm tại Siêu thị Big C Thăng Long

(HBĐT) - Tuần lễ giới thiệu "Sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thủy sản an toàn, chất lượng tỉnh Hòa Bình năm 2019” tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) diễn ra từ ngày 14 - 18/11. Có 22 gian hàng của các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng nông, thủy sản an toàn, chất lượng tham gia, giới thiệu các nông sản đặc trưng: cây ăn quả có múi; các loại rau, củ, quả; gà, dê, cá sông Đà và các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP: măng, miến, chè... Tuần lễ đã thu hút được quan tâm các cơ quan truyền thông với hơn 60 đơn vị đã đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt 666,707 triệu USD

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của tỉnh ước đạt 66,307 triệu USD, tăng 3,28% so với tháng trước, lũy kế 10 tháng đạt 666,707 triệu USD, tăng 30,57% so với cùng kỳ, đạt 84,32% kế hoạch năm.

Hội thảo “Kiến trúc với phát triển nông thôn”

(HBĐT) - Ngày 22/11, tại TP Hòa Bình, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Hội thảo Gặp gỡ mùa thu 2019 với chủ đề "Kiến trúc với phát triển nông thôn”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV

(HBĐT) - Ngày 20/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định công nhận thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) và khu vực mở rộng của huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.

100% hộ dân xã Yên Phú đồng thuận bàn giao mặt bằng cho Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Đến thời điểm này, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. 100% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận với phương án kiểm đếm, đền bù, hỗ trợ tái định cư. Trên 200 ha đất được thu hồi để bàn giao cho nhà thầu thi công các hạng mục. Với kết quả này, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Yên Phú đã góp phần tích cực vào quá trình triển khai dự án trên địa bàn huyện.

Agribank Tân Lạc góp phần phát triển vùng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối năm 2017 là sản phẩm tiêu biểu của huyện Tân Lạc. Ngoài ra, sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc là 1 trong 24 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận, được đông đảo người tiêu dùng đánh giá cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục