(HBĐT) - Vào giữa năm 2018, BCH Đảng bộ tỉnh rà soát đánh giá việc thực hiện Nghị quyết (NQ) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI có 5 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực kinh tế khó hoàn thành vào năm 2020, gồm: thu ngân sách Nhà nước (NSNN); tỷ lệ đô thị hóa; số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả; tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thường trực Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh không điều chỉnh chỉ tiêu, chỉ đặt vấn đề phấn hoàn thành ở mức cao nhất.


Công ty CP Dệt kim Hòa Bình (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động địa phương.


Tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ảnh: Chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án  đường 435 (Tân Lạc - Cao Phong). 

Trong mấy năm vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, giao việc cụ thể, sát sao đôn đốc, lấy việc thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội để đánh giá năng lực, trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục sự yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, quyết tâm phấn đấu ở mức cao nhất các chỉ tiêu dự báo khó đạt của NQ đại hội. Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, UBND tỉnh tổ chức giao ban hàng tuần nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo các biện pháp thực chất, phân khai công việc cụ thể, giao chỉ tiêu cho các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương. 
 
Về chỉ tiêu thu NSNN đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020. UBND tỉnh đã kiện toàn BCĐ đôn đốc thu nộp ngân sách, giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, đặc biệt tập trung quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời, rà soát xác định các khu đất có lợi thế, tiềm năng để đấu giá thu tiền sử dụng đất; UBND tỉnh đã thực hiện cơ chế hỗ trợ các huyện, thành phố chủ động trong việc đấu giá thu tiền sử dụng đất. Các huyện, thành phố khẳng định quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Năm 2019, thu đạt kết quả khả quan, dự kiến năm 2020 tỉnh sẽ hoàn thành số thu 5.000 tỷ đồng (tỷ lệ bình quân tăng thu NSNN giai đoạn 2015-2020 đạt 18%/năm, vượt chỉ tiêu NQ).  

Theo NQ đại hội, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%. Năm 2015, tỷ lệ này của tỉnh mới đạt 14,53%. Nhiều năm qua, dù trong bối cảnh còn khó khăn, tỉnh đã chú trọng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, triển khai hoàn thành nhiều dự án công trình trọng điểm, có sức lan tỏa thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến hết năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 23,01%. Tỉnh đang thực hiện các nhóm giải pháp về phát triển đô thị, thực hiện Nghị quyết của UBTV Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính xã, huyện. Theo đó, giảm 59 xã, 1 huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu người dân đô thị, tăng tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh. Cuối năm 2019, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Sở Xây dựng, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 25% là rất khả thi. 

Đồng thời với các giải pháp cụ thể trên, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ các dự án sớm đưa vào khai thác, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả tăng gấp đôi so với năm 2015 và hoàn thành chỉ tiêu về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào năm 2020. Dự kiến có 18/20 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu NQ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những nút thắt cản trở sự phát triển đang được tháo gỡ. Các dự án, công trình trọng điểm có sức lan tỏa thúc đẩy chuyển dịch tăng trưởng kinh tế của tỉnh như: cầu Hòa Bình 3, cầu Hòa Bình 2, đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng kéo dài, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1, dự án hồ Cánh Tạng được gấp rút triển khai, hiện thực hóa NQ Đảng bộ tỉnh về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh đã có nhiều cuộc làm việc với các nhà đầu tư chiến lược, chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu triển khai dự án đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

L.C


Các tin khác


CPI tháng 1 tăng cao nhất bảy năm

Ngày 29-1, Tổng cục Thống kê cho biết, Tết Nguyên đán khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 1,23% so với tháng 12/2019 và tăng 6,43% so với tháng 1/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong bảy năm gần đây.

Xuất khẩu hơn 1.300 tấn nông sản ngày đầu năm mới

Chiều 26-1 (mùng 2 tết), ông Trần Anh Tú, Phó trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai, Cục Hải quan tỉnh Lào Cai cho biết, tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục cho 11 bộ tờ khai hải quan và xuất khẩu hơn 1.300 tấn nông sản sang Trung Quốc.

Chào Lương Sơn - huyện nông thôn mới!

(HBĐT) - Chào xuân 2020, huyện Lương Sơn có một tâm thế hoàn toàn khác so với nhiều mùa xuân năm trước khi tất cả các xã trên địa bàn đều đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đang cùng nhau hướng tới một cái đích rất gần: Huyện Lương Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM.  

Mùa mật ngọt

(HBĐT) - Sau những ngày "ngủ đông”, trong tiết xuân ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, kết nụ, đơm bông, cũng là thời điểm mùa ong ở Lạc Sỹ (Yên Thủy) sinh sôi, cho nhiều mật ngọt và chất lượng mật thơm ngon nhất. Nghề nuôi ong đã giúp nhiều hộ dân ở đây thoát nghèo bền vững và mang đến cho khách hàng gần, xa những giọt mật thơm ngọt, quý giá.

Nguồn cung dồi dào, giá cả tăng nhẹ

(HBĐT) - Từ khoảng 20 tháng Chạp, thị trường hoa quả trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu sôi động để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Canh Tý. Nguồn cung dồi dào, các mặt hàng phong phú giúp người tiêu dùng thỏa sức lựa chọn. So với Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, giá cả hoa quả Tết năm nay có xu hướng tăng nhẹ, trong đó có một số loại hoa quả tăng giá cao như thanh long, chuối…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục