(HBĐT) - Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm của T.Ư Đoàn (nguồn vốn 120), nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh đã có cơ hội được vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập.



Anh Bùi Văn Cương (người thứ 3 từ trái sang), xóm Chằng Ngoài, xã Đông Phong, huyện Cao Phong nhận quà tặng và chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế từ trồng cây có múi với các bạn thanh niên nước CHDC Nhân dân Lào.

Để tạo thuận lợi cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay, BTV Tỉnh Đoàn tích cực chỉ đạo các huyện, thành Đoàn về định hướng cho vay, mục tiêu sử dụng vốn vay, tổ chức thẩm định các dự án đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho ĐVTN vay vốn. Đồng thời, giám sát tình hình thực hiện vốn vay, điều chuyển vốn vay từ địa phương thực hiện kém hiệu quả đến địa phương sử dụng, phát huy tốt nguồn vốn vay. Các huyện, thành Đoàn tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện những dự án vay vốn từ quỹ; chỉ đạo cơ sở Đoàn rà soát, nắm bắt thực trạng các mô hình, nhu cầu vốn vay của tổ hợp tác, HTX, trang trại hiện có trong ĐVTN để có hình thức ưu tiên, hỗ trợ vốn kịp thời; ưu tiên vốn vay cho cơ sở SXKD, trang trại trẻ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho thanh niên. Thông qua nguồn vốn này, nhiều cơ sở SXKD của ĐVTN có cơ hội mở rộng quy mô, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động trẻ ở địa phương.

Mỗi dự án, ĐVTN được vay từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng trong 3 - 5 năm để mở rộng sản xuất, với lãi suất ưu đãi. Sau khi các dự án hoàn trả vốn vay, nguồn vốn được chuyển sang đầu tư cho dự án mới. Tính đến nay, nguồn vốn 120 do Tỉnh Đoàn quản lý trên 1,4 tỷ đồng, hỗ trợ 28 dự án tạo việc làm cho thanh niên. Nhờ làm tốt công tác quản lý, các dự án đều sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích, hỗ trợ tích cực cho thanh niên trên con đường lập nghiệp, khởi nghiệp.

Một số dự án được vay vốn đã, đang phát huy hiệu quả tích cực, tiêu biểu là mô hình của anh Bùi Văn Cương, xóm Chằng Ngoài, xã Hợp Phong (Cao Phong). Với lợi thế học nông nghiệp và đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế từ trồng cam tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn vốn 120, anh cùng gia đình mạnh dạn đầu tư kinh doanh cửa hàng vật tư nông nghiệp và trồng cây có múi. Từ sự chăm chỉ, ham học hỏi, mạnh dạn và năng động, anh Cương đã phát huy hiệu quả nguồn vốn trong phát triển kinh tế. Hiện, anh là Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã và là ông chủ của 5 ha trồng các loại cam, bưởi, chanh. Năm 2019, tổng doanh thu từ HTX và vườn cam đạt 5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng trên 2 tỷ đồng.

Hay mô hình nuôi gà ri ở huyện Lạc Thủy của anh Bùi Đông Giang, xã An Bình. Từ khoản vay bạn bè và số tiền dành dụm được, năm 2014, anh Giang bắt tay xây dựng mô hình với 500 con gà ri Lạc Thủy được chọn lựa tại các hộ nuôi gà lâu năm trong huyện. Để giống gà luôn giữ được các đặc tính quý, thuần chủng, anh học tập kinh nghiệm ấp trứng từ các mô hình nuôi gà giống trong huyện, đồng thời, tham khảo kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi gà ri Lạc Thủy từ các hội thảo, internet. Năm 2018, anh được hỗ trợ vay 150 triệu đồng từ nguồn vốn 120 để đầu tư, mở rộng sản xuất, anh tiếp tục đầu tư thêm máy ấp trứng, mở rộng chuồng trại. Trại gà của anh hiện có từ 8.000 - 10.000 con gà đẻ, 2.000 - 3.000 con gà thịt, 4 lò ấp trứng hiện đại với 10 nhân công. Hàng tháng, anh xuất hơn 4 vạn con gà ri giống Lạc Thủy thuần chủng cho hàng trăm hộ nuôi gà thương phẩm khắp cả nước. Bình quân mỗi năm, gia đình anh có thu nhập 1 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết thêm: Thời gian tới, các cấp bộ Đoàn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho những ĐVTN đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn 120 và những nguồn vốn vay ưu đãi khác; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện vốn vay, đồng thời, đôn đốc các dự án đến hạn thu hồi, kiểm tra các dự án 120 của Đoàn Thanh niên trong tỉnh nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đối tượng, qua đó góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho ĐVTN.


Hồng Duyên


Các tin khác


Dấu ấn nông nghiệp chuyển hóa

Bài 1 - Chính sách mở đường cho nông nghiệp
(HBĐT) - Trải qua thời gian dài trong bối cảnh sản xuất manh mún, trình độ canh tác lạc hậu, đời sống người làm nông nghiệp thấp, nông nghiệp của tỉnh đã, đang bước vào công cuộc chuyển hóa và hòa nhập nền nông nghiệp hiện đại. Dấu ấn đậm nét này có được kể từ khi thực hiện Kế hoạch số 95, ngày 18/7/2014 của BTV Tỉnh ủy về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Góp sức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Với phương châm "Kỷ cương – hành động – đổi mới – hiệu quả”, những năm qua, Chi cục Hải quan Hòa Bình luôn đề cao thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ và tinh thần "một công chức biết nhiều việc, mỗi việc chỉ có một công chức chịu trách nhiệm”. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương tạo thuận lợi cho các dự án đầu tư mới trên địa bàn nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN).

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng lớn vì dịch Covid-19

(HBĐT) - Là trung tâm kinh tế của tỉnh, thu hút đông lượng khách đến vui chơi, giải trí, nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên tại nhiều khu vui chơi, quán cà phê, nhà hàng trên địa bàn TP Hoà Bình những ngày này lượng khách giảm đáng kể. Thậm chí vào những ngày cuối tuần, tình trạng này cũng không được cải thiện hơn.

Tháng 2, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 49,517 triệu USD

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 2/2020, các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh giảm so với tháng trước, nguyên nhân là sau Tết Nguyên đán và do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại, dịch vụ của các nước, trong đó có tỉnh ta. Sức mua giảm từ 5-10% so với thời điểm trước. Kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng 1.

Những tín hiệu vui từ xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc

Lượng xe xuất nhập khẩu nông sản từ các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc đang được tăng lên so với thời điểm trước đây. Điều đó cho thấy tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu đang dần được cải thiện.

Đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất vụ xuân

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, huyện Kim Bôi phấn đấu gieo cấy trên 9.600 ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích trồng lúa trên 2.400 ha. Để chủ động, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, huyện chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức cho các xã duy tu, bảo dưỡng, thường xuyên kiểm tra, theo dõi lượng nước tại hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn; vận động, tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất hợp lý, tiết kiệm, phấn đấu sản xuất hoàn thành kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục