Bên cạnh hoạt động khai thác dầu khí, tất cả các chỉ tiêu sản xuất khác của PVN trong 2 tháng qua cũng đều vượt kế hoạch đề ra.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
(PVN) cho biết, khai thác dầu khí trong 2 tháng đầu năm 2020 đã vượt 11,5% kế hoạch đề ra.
Bên cạnh hoạt động khai thác dầu khí, tất cả các chỉ tiêu sản xuất khác của PVN trong 2 tháng qua cũng đều vượt kế hoạch đề ra nhờ sự nỗ lực vượt bậc của tập thể người lao động ngành dầu khí.
Cụ thể, sản xuất điện hai tháng qua ước đạt 3,23 tỷ kWh, vượt 13,8% kế hoạch. Sản xuất đạm ước đạt 304.800 tấn, vượt 10,4% kế hoạch 2 tháng. Sản xuất xăng dầu ước đạt 2,41 triệu tấn, vượt 1,2% kế hoạch.
Nhờ vậy, các chỉ tiêu tài chính toàn tập đoàn cũng vượt kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu toàn tập đoàn 2 tháng đầu năm ước đạt 116.000 tỷ đồng, vượt 5,1% kế hoạch 2 tháng. Nộp ngân sách Nhà nước toàn tập đoàn ước đạt 14.300 tỷ đồng, vượt 9,3% kế hoạch.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, trong 2 tháng qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giá dầu thô, giá xăng dầu giảm, tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong chuỗi cung ứng của tập đoàn như xăng, dầu, đạm cũng sụt giảm. Quá trình triển khai các hoạt động dịch vụ dầu khí của các đơn vị trong tập đoàn trên thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.
Trước tình hình đó, ngay từ đầu tháng 2, PVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động dự báo kiểm soát tác động của thị trường trước dịch COVID-19, xây dựng các kịch bản ứng phó đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu, tồn kho, vận tải.
Các đơn vị trong tập đoàn đã tăng cường chia sẻ thông tin thị trường, kết quả nghiên cứu, công việc, nguồn lực và tối ưu trong mua sắm vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
Với những giải pháp kịp thời, tập đoàn và các đơn vị thành viên đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn, cơ bản các chỉ tiêu sản xuất tài chính kinh doanh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Theo Tổng giám PVN đốc Lê Mạnh Hùng, các giải pháp được PVN tiếp tục thực hiện trong các tháng tới sẽ là rà soát tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực phù hợp với các biến động của thị trường, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện bảo đảm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch từng kỳ và cả năm.
Bên cạnh đó, PVN tiếp tục vận hành an toàn, ổn định các nhà máy và công trình dầu khí, phấn đấu hoàn thành sản lượng khai thác dầu khí năm 2020 theo kế hoạch.
PVN cũng tiếp tục năng cao công tác quản trị doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, giải quyết công việc.
Đặc biệt, các đơn vị thành viên PVN tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chủ động, tích cực trong các chuỗi cung ứng để phát huy tối đa các nguồn lực trong Tập đoàn như vật tư, nguồn nhân lực...
Ngoài ra, PVN tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tháo gỡ các loại thủ tục; tìm kiếm cơ hội đầu tư cho các chuỗi dự án liên kết, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội về các hiệp định, xuất khẩu để giảm tồn kho./.
TTXVN/Vietnam+
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.700 ha ao hồ nhỏ, hồ chứa nuôi trồng thủy sản; trên 4.600 lồng cá; 43 trang trại và HTX nuôi trồng thủy sản; trong đó có 13 cơ sở chuyên nuôi thủy sản, 30 cơ sở kết hợp nuôi thủy sản. Trong tháng 2, sản lượng cá thu hoạch đạt 950 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác 130 tấn, sản lượng cá nuôi 830 tấn. Hiện, các địa phương đẩy mạnh thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường nuôi, ương nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm, cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho vụ sản xuất tới.
Một trong nhiều mục tiêu quan trọng của Chương trình phối hợp xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại, hợp tác xã (HTX) kiểu mới và Chi hội Nông dân nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025 là nâng cao thực chất chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn.
(HBĐT) - Dịch cúm gia cầm A/H5N6 vừa xuất hiện trên địa bàn xã Liên Sơn (Lương Sơn). Với tốc độ lây lan nhanh, làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài như gà, vịt, ngan, chim cút..., tỉnh đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nếu không kịp thời ngăn chặn và khống chế dịch.
(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 2/2020, tình hình giá cả trên địa bàn tỉnh không có nhiều biến động, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không tăng giá. Tuy vậy, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 2.750 tỷ đồng, giảm 12,42% so với tháng trước, thực hiện 15,63% kế hoạch năm.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ được dự báo có thể đạt 20% trong năm 2020. Tuy nhiên, thời gian tới, ngành nghề này không tránh khỏi tác động của dịch bệnh, đòi hỏi cần nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.