(HBĐT) -Xác định đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) là nhiệm vụ quan trọng để thu hút đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ này. Ngày 26/5/2014, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 về đẩy mạnh phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Qua 5 năm thực hiện nghị quyết đã đạt được những kết quả nhất định. Các KCN của tỉnh có chuyển biến tích cực trong đầu tư hạ tầng, từ đó đã thu hút được các dự án đầu tư.



Trục đường chính của khu công nghiệp Mông Hóa (TP Hòa Bình) đang được đẩy nhanh thi công, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. 

Hiện, toàn tỉnh có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.500 ha. Các KCN đều có vị trí thuận lợi, dọc theo quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình và đường Hồ Chí Minh. Một số KCN như: Lương Sơn, bờ trái Sông Đà, Mông Hóa đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, đi vào SX-KD. Trong 2 năm 2018 - 2019, tỉnh đã thu hút được 34 dự án đầu tư vào KCN, trong đó có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký đầu tư 223,59 triệu USD; 30 dự án đầu tư trong nước (DDI), vốn đăng ký 1.623 tỷ đồng. Đến hết năm 2019, các KCN thu hút được 95 dự án còn hiệu lực, trong đó có 24 dự án FDI và 71 dự án DDI. Có 50 dự án đã đi vào SX-KD, giải quyết việc làm cho trên 19.400 lao động. Những năm qua, tỉnh đã ban hành một số quy định, cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các khu, CCN. Ngoài chú trọng đầu tư hạ tầng thì phương pháp tiếp cận và quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư vào khu, CCN tiếp tục được cải thiện...

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư dự án phát triển hạ tầng KCN cũng như thu hút các dự án đầu tư sản xuất tại đây còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có cải thiện nhưng vẫn kém lợi thế cạnh tranh, chưa thật sự hấp dẫn. Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Số dự án đầu tư vào các khu, CCN chưa đạt như kỳ vọng. Đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh đánh giá: Các khu, CCN của tỉnh nhỏ lẻ, manh mún, đầu tư thiếu đồng bộ. Thực trạng này có vấn đề đặt ra là một số doanh nghiệp được cấp chủ trương đầu tư hạ tầng thực tế không hẳn vì khó khăn về tài chính, mà là muốn kéo dài, đầu tư dàn trải, không tập trung vào KCN. Và khó khăn nhất là nguồn lực của địa phương rất thiếu. Trách nhiệm của địa phương là đầu tư các hạng mục để kết nối ngoài hàng rào như vấn đề giao thông, điện hầu như chúng ta chưa làm được. Nguồn lực không có nên việc giải phóng mặt bằng (GPMB) cũng gặp nhiều khó khăn.

Tháng 1/2015, Công ty CP An Việt Hòa Bình được UBND tỉnh cho phép triển khai thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Yên Quang, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 31/3/2015. Dự án có diện tích sử dụng đất 200,11 ha; tổng vốn đầu tư khoảng 1.610 tỷ đồng. KCN này đang chậm tiến độ và vướng mắc về xác định nguồn gốc đất, không đủ điều kiện lập phương án bồi thường GPMB. Có khoảng 200 hộ dân phải di dời nên khó khăn trong tìm vị trí thích hợp xây dựng khu tái định cư... Ông Lê Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty An Việt chia sẻ: Từ những khó khăn, vướng mắc, nhà đầu tư đề nghị Ban quản lý các KCN tỉnh, UBND TP Hòa Bình tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ xử lý điều chỉnh trích đo địa chính GPMB, xác định các loại đất, các trường hợp đất không bìa, xây dựng trái phép... để sớm phê duyệt quyết định thu hồi đất thực hiện dự án. Đồng thời mong muốn UBND xã Quang Tiến tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân phối hợp trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất để phát triển KCN.

Qua tìm hiểu được biết, không chỉ KCN Yên Quang, hiện tại, trong tỉnh có một số KCN gặp khó trong đầu tư phát triển hạ tầng. Ví như KCN Mông Hóa việc xây dựng hạ tầng rất thiếu nguồn lực. KCN bờ trái sông Đà còn nhiều vướng mắc trong GPMB nên có nhà đầu tư lớn là Meiko đang vào nhưng chưa thể triển khai. Ngoài ra, có một số khu, CCN chưa triển khai đầu tư và hầu hết đều phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Công tác GPMB chậm, quỹ đất sạch để thu hút đầu tư chưa nhiều. Việc vận dụng một số quy định, cơ chế, chính sách của T.Ư còn lúng túng, hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do ảnh hưởng bởi việc thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu ngân sách. Các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng hạn chế về năng lực, tài chính, gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn dẫn đến tiến độ đầu tư hạ tầng chậm, kéo dài, thậm chí có dự án không còn khả năng triển khai đầu tư đã bị thu hồi.

Bên cạnh đó, quy trình giải quyết thủ tục hành chính tuy có chuyển biến nhưng vẫn rườm rà. Công tác quy hoạch các khu, CCN thiếu đồng bộ, hầu hết không quy hoạch khu tái định cư cho người dân bị thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp, không có quy hoạch hạ tầng xã hội.

Đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết: Với trách nhiệm của mình, trong thời gian tới, Ban quản lý sẽ thúc đẩy mục tiêu trong năm 2020 thu hút được nhà đầu tư hạ tầng vào KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) hiện đã giải phóng được mặt bằng, đồng thời giải quyết dứt điểm vướng mắc để triển khai đầu tư ở KCN Mông Hóa. Muốn vậy, đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng quan tâm triển khai Luật Đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, nên đưa vào các dự án đầu tư hệ thống kết cấu ngoài hàng rào như giao thông, cung cấp nước sạch cho KCN, nhất là bố trí kinh phí đầu tư nguồn điện cấp riêng cho KCN, không dùng chung với điện dân sinh, chất lượng kém, hay bị mất điện. Đồng thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm GPMB KCN bờ trái sông Đà để thu hút đầu tư. Ngoài ra, các cấp, ngành rà soát, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách liên quan đến đầu tư phát triển các khu, CCN; nghiên cứu, đề xuất bổ sung một số cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả hơn trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB.


Bình Giang

Các tin khác


Khó khăn trong phát triển hạ tầng công nghiệp xã Quang Tiến

(HBĐT) - Xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (trước là xã Yên Quang và Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn) có tuyến đường Hòa Lạc- Hòa Bình chạy qua, nằm trong địa bàn chiến lược, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn có 3 dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp. Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút các dự án thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch bền vững.

Quyết liệt hành động để đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững

(HBĐT) - Ngày 27/3/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng (ĐMMHTT) gắn với tái cơ cấu (TCC) nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020. Những năm qua, thực hiện đề án đã từng bước đạt được mục tiêu kết hợp hợp lý giữa bề rộng và chiều sâu. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, du lịch có hàm lượng KH-CN, giá trị gia tăng cao, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đầu tư phát triển vùng kinh tế động lực. Đồng thời, tăng cường ứng dụng tiến bộ KH-CN; thu hút đầu tư có chất lượng, trọng điểm, xây dựng được thương hiệu cho nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Tăng cường bình ổn thị trường, bảo vệ người tiêu dung

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, triển khai kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Đồng thời, mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường liên quan đến tình hình phòng, chống dịch Covid-19.

Doanh nghiệp tăng 300% dự trữ hàng hóa để cung ứng thị trường

Chiều 19-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa trên địa bàn để nghe báo cáo về tình hình dự trữ hàng hóa, cung ứng và ổn định trên thị trường trong đợt dịch Covid-19.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất để tạo điều kiện thu hút đầu tư

(HBĐT) - Chiều 19/3, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về công tác QLNN lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh.

Bàn các giải pháp phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Ngày 19/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Dự án phát triển KT-XH 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2012-2019, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đến năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục