Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20-3-2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019.


UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, công suất 3.200 MW cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore), với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong Quý I năm 2020, cả nước có 758 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5,5 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đăng ký mới tăng do trong Quý I có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.

Về vốn điều chỉnh, có 236 lượt dự án đăng ký tăng tổng vốn thêm đạt hơn 1,07 tỷ USD, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 2.523 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gần 2 tỷ USD, tăng 52,6% về số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 34,4% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019.

Tính lũy kế đến ngày 20-3-2020, cả nước có 31.665 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 370 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 215,63 tỷ USD, bằng 58,3% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Sản xuất phân phối điện dẫn đầu
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó sản xuất phân phối điện dẫn đầu với tổng số vốn đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,72 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 682 triệu USD và 264 triệu USD.

Singapore chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư
Theo đối tác đầu tư, đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,54 tỷ USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 846,7 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 815,6 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư....

Bạc Liêu hấp dẫn nhất
Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Tây Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký đạt 506,8 triệu USD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,...

TheoNhanDan

Các tin khác


Giá trị sản xuất công nghiệp quý I ước đạt 10.555 tỷ đồng 

(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở Công Thương, tình hình sản xuất công nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán ổn định. Các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm với quyết tâm cao hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.

Thành phố Hòa Bình:Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 13% dự toán giao

(HBĐT) - Sau khi sáp nhập thêm huyện Kỳ Sơn vào đơn vị hành chính, TP Hòa Bình đã xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 là 529,1 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương 896,321 tỷ đồng.

Sản lượng gỗ toàn tỉnh ước đạt 488.000 m3

(HBĐT) - Tính đến hết quý I, toàn tỉnh ước trồng trên 200 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại. Các địa phương tiếp tục gieo ươm, tích cực chăm sóc cây giống các loại, đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2020; khai thác 230 ha rừng trồng tập chung, sản lượng 488 nghìn m3 gỗ; 31,3 nghìn ste củi; khai thác cây phân tán được 497 m3; 56,3 nghìn cây bương, tre, luồng; 2 tấn nhựa thông; 18,6 nghìn lá dong; 2,3 tấn măng, 25 tấn dược liệu....

Tạo cú huých trong giải ngân vốn đầu tư công

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các ngành, lĩnh vực, việc tìm hướng duy trì ổn định, phát triển kinh tế - xã hội cần đặt ra với yêu cầu cấp bách và mạnh mẽ hơn. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công được mong chờ là một trong những đòn bẩy quan trọng, góp phần giữ vững đà tăng trưởng, giảm tác động từ dịch bệnh.

Cựu chiến binh thành phố Hòa Bình gương mẫu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) -Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) TP Hòa Bình luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, đem lại thu nhập cao. Năm 2019, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 57 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,32 %. Qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống hội viên.

Huyện Cao Phong: Quý I, trồng rừng ước đạt 37,4% kế hoạch

(HBĐT) -Năm 2020, huyện Cao Phong có kế hoạch trồng 150ha rừng. Để thực hiện kế hoạch trồng rừng, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các chủ rừng thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở. Duy trì tốt 5 km đường băng trắng cản lửa tại xã Hợp Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục