(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tổng diện tích rừng 47.143,24 ha, trong đó, rừng tự nhiên 31.458,04 ha, rừng trồng 15.685,20 ha. Thời gian qua, trồng rừng trở thành một trong những nghề tạo việc làm, mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhờ phát triển kinh tế rừng, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ khai thác. Chính vì vậy, công tác trồng rừng được cấp ủy, chính quyền huyện Đà Bắc quan tâm, đầu tư, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng.



Các vườn ươm trên địa bàn huyện Đà Bắc đảm bảo cung cấp đủ giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng năm 2020. Ảnh chụp tại vườn ươm của gia đình anh Phạm Văn Kiên, xóm Mít, xã Tân Minh.

Rừng được trồng tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó, trồng tập trung nhiều ở xã Tú Lý, Toàn Sơn, thị trấn Đà Bắc… Năm nay, huyện đề ra kế hoạch trồng 800 ha rừng. Qua nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu, một số cây lâm nghiệp được chọn để trồng là keo, dổi, mỡ, bồ đề…

Nhằm chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2020, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về vai trò, tác dụng, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng đối với môi trường và cuộc sống. Ngay sau khi hoàn thành khai thác rừng năm 2019, cán bộ kiểm lâm đã hướng dẫn người dân phát dọn thực bì đảm bảo an toàn. Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký diện tích trồng rừng để huyện có phương án chuẩn bị cây giống chất lượng, sẵn sàng phục vụ trồng rừng khi điều kiện thuận lợi. Tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con trồng đúng kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc, đảm bảo kế hoạch trồng rừng đạt cả 3 tiêu chí về diện tích, chất lượng, đúng khung lịch thời vụ.

Anh Phạm Văn Kiên, chủ vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xóm Mít, xã Tân Minh chia sẻ: Để đảm bảo cung cấp giống cho người dân trên địa bàn huyện, ngay từ giữa năm 2019, vườn ươm của chúng tôi đã xây dựng kế hoạch ươm giống cây với mục tiêu phải đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, không bị sâu bệnh. Trên cơ sở các hộ dân và lâm trường đăng ký mua cây giống từ cuối năm 2019, gia đình tôi có kế hoạch ươm cây giống để tránh tình trạng thừa giống không bán được. Năm nay, cơ sở tôi ươm hơn 40 vạn cây gồm mỡ, keo… Giá của cây giống ổn định. Giống keo thường có giá 500 đồng/cây; keo Úc giá 1.000 đồng/cây. Hiện tại, giống keo Úc phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Đà Bắc, giá trị kinh tế cao nên người dân lựa chọn trồng nhiều.

Ngay sau Tết Nguyên đán, không khí trồng rừng diễn ra sôi nổi trên toàn huyện với phong trào Tết trồng cây. Phong trào nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, nhân viên và người dân trên địa bàn. Dịp Tết trồng cây, huyện trồng được 51.150 cây lâm nghiệp các loại. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 100 ha rừng.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện đặt mục tiêu đến cuối tháng 9 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2020. Chính vì vậy, thời gian tới, huyện tăng cường công tác giám sát tiến độ trồng rừng tại từng địa phương, địa phương nào có tiến độ trồng rừng chậm, khả năng khó đạt kế hoạch phải tìm giải pháp khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ đề ra. Các hộ đã đăng ký trồng rừng phải chấp hành theo đúng quy trình kỹ thuật, từ việc lựa chọn giống, mật độ trồng, cách bón phân để tránh tình trạng cây trồng bị chết. Đối với những cây bị chết phải trồng dặm ngay khi thời tiết thuận lợi.


Thu Thủy


Các tin khác


Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 2 - Thúc đẩy sản xuất mía tím chất lượng cao gắn với liên kết đầu ra bền vững
(HBĐT) - Ở các niên vụ gần đây, giá trị thu nhập bình quân đối với cây mía tím vẫn giữ trong khoảng 120 - 160 triệu đồng/ha, có vườn đạt 200 - 250 triệu đồng/ha. So với một số cây lương thực như lúa, ngô đạt giá trị thu nhập khoảng 65 triệu đồng/ha, trồng mía tím vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần. Bên cạnh đó, mía tím Hòa Bình đang vấp phải những khó khăn, thách thức trong việc giữ thương hiệu, đó là chất lượng giống bị thoái hóa, sức mua trên thị trường giảm.

Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa ứng phó với dịch Covid-19

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, ngành Công Thương đã xây dựng kế hoạch đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, nhằm ứng phó với dịch Covid-19.

Quyết định chủ trương đầu tư cho 7 dự án

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời quan tâm rà soát, thu hồi các dự án chậm tiến độ để thu hút nhà đầu tư có tiềm năng vào tỉnh.

Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 1 - Thực trạng mía tím Hòa Bình
(HBĐT) - Mía tím hiện chiếm khoảng 7% tổng diện tích trồng cây hàng năm của tỉnh. Nếu tính bình quân giá trị thu nhập, mỗi ha mía tím bằng 1,3 -1,5 ha canh tác so với nhiều cây trồng khác. Đây cũng là lý do nhiều nông dân trong tỉnh vẫn lựa chọn mía tím là cây trồng lợi thế.

Nông dân huyện Tân Lạc chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Tân Lạc tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp kinh phí, ngày công, chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Phòng, chống dịch Covid-19 trong đầu tư xây dựng

(HBĐT) - Ngày 1/4, Sở Xây dựng ban hành Văn bản số 839/SXD-QLXD về việc phòng, chống dịch Covid-19 trong đầu tư xây dựng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục