(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra chỉ tiêu số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) thành lập, hoạt động có hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Nhiệm vụ là phấn đấu trong 5 năm thu hút được 140 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng và 40 dự án FDI, vốn đăng ký 2 tỷ USD; đến năm 2020 có 4.000 DN.


Công ty CP Sơn Thủy, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. 

Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách sát thực, tạo điều kiện thúc đẩy khởi nghiệp và tạo môi trường thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư, đồng hành cùng DN trong phát triển sản xuất - kinh doanh (SX-KD).

Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Các sở, ngành tăng cường công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, nhà đầu tư. Theo số liệu của Sở KH&ĐT, tính đến tháng 3/2020, toàn tỉnh có 3.575 DN (146 DN ngừng hoạt động), khoảng 645 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng vốn đăng ký trên 34.927 tỷ đồng; trong đó, 2.931 DN đang hoạt động (chiếm 81,2%), 644 DN gặp khó khăn, tạm ngừng hoặc bỏ địa chỉ, chờ giải thể. Số lượng DN tập trung nhiều nhất ở TP Hòa Bình 2.320 DN, Lương Sơn 325 DN, Lạc Thủy 218 DN, Yên Thủy 128 DN, Kim Bôi 157 DN... Hoạt động trong lĩnh vực CN - XD, chế biến có 1.330 DN; nông, lâm nghiệp, thủy sản 366 DN; thương mại, dịch vụ 1.313 DN; các lĩnh vực khác 566 DN.

Các DN, HTX đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2019, thu NSNN khối DN đạt 1.666,5 tỷ đồng, chiếm 49,1% tổng thu. Trong đó, DN Nhà nước T.Ư nộp 1.022,22 tỷ đồng, DN Nhà nước địa phương nộp 18,26 tỷ đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài nộp 113,393 tỷ đồng, DN dân doanh, HTX và hộ kinh doanh nộp 512,62 tỷ đồng. Khối DN trong tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 82.400 lao động. Trong đó, DN Nhà nước trên 890 người, DN vốn đầu tư nước ngoài trên 19.500 người, DN dân doanh và kinh tế tập thể gần 62.000 người (lao động thường xuyên làm việc trong các HTX gần 19.900 người). Thu nhập bình quân người lao động đạt từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Tuy hoạt động của các DN, HTX có chuyển biến tích cực, song, theo đánh giá của Tỉnh ủy, thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về số DN, HTX thành lập, hoạt động có hiệu quả dự báo khó đạt. Thực tế cho thấy, năm 2019, toàn tỉnh có 400 DN và 234 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký khoảng 8.492,9 tỷ đồng. So với năm 2018, số DN đăng ký thành lập mới giảm 12%, vốn đăng ký tăng 25,4%. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 61 dự án được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Số DN, HTX hoạt động hiệu quả mới đạt khoảng 58,26%. 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 180 DN thành lập mới, vốn đăng ký 6.500 tỷ đồng; quyết định chủ trương đầu tư cho 20 dự án, hiện toàn tỉnh có 585 dự án đầu tư.

Trao đổi về tình hình hoạt động của DN trong tỉnh, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là DN nhỏ và vừa, quy mô nhỏ lẻ, trình độ KHKT hạn chế, sức cạnh tranh yếu. Nhiều DN thiếu kiến thức về thương mại quốc tế, quản trị DN, kỹ năng quản trị tài chính, marketing, chiến lược kinh doanh, thông tin thị trường, vì vậy hiệu quả SX-KD chưa cao. Cơ sở hạ tầng của tỉnh, nhất là trong các khu, cụm công nghiệp thấp kém, nên khó thu hút đầu tư, tạo ra độ trễ của sự phát triển. Công tác cải cách TTHC ở một số lĩnh vực còn chậm, dẫn đến có những DN bị lỡ cơ hội đầu tư. Đặc biệt, thời gian qua, tác động của dịch Covid-19 đã gây thiệt hại cho các DN trên địa bàn tỉnh. Nhiều DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Do vậy, cộng đồng DN mong muốn UBND tỉnh, các sở, ngành vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý theo hướng đơn giản và nhanh nhất, để kịp thời giúp DN vực dậy, khôi phục SX-KD.

Như vậy, để đạt được chỉ tiêu số DN, HTX thành lập, hoạt động có hiệu quả ở mức cao nhất, thì nhất thiết cần có các giải pháp đảm bảo tính khả thi; đề cao trách nhiệm, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, ngành, cũng như sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng DN... Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở KH&ĐT thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển DN; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động SX-KD có hiệu quả, để giảm dần tỷ lệ DN tạm ngừng kinh doanh. Xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi sang đăng ký DN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Chỉ đạo Cục Thuế tỉnh tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh, xử lý kịp thời hành vi cố tình không chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình DN để lách, hoặc trốn thuế. NHNN chi nhánh tỉnh tạo điều kiện cho DN, HTX, nhất là các DN đang gặp khó khăn về vốn tiếp cận thuận lợi với các nguồn vốn tín dụng. Liên minh HTX tỉnh chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với xây dựng HTX kiểu mới, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm...

Bên cạnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo các Huyện ủy, Thành ủy, sở, ngành liên quan tuyên truyền, khuyến khích các hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo mô hình DN. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa TTHC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, tạo môi trường thông thoáng cho các DN mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất.

UBND tỉnh đang rốt ráo chỉ đạo xây dựng tờ trình, dự thảo Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trình HĐND tỉnh. Đây được xem là chủ trương hết sức cần thiết, nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN trong hoạt động khởi nghiệp, kinh doanh, đặc biệt là DN nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh có khả năng chuyển đổi thành DN.

Hoàng Nga

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục