(HBĐT) - Hơn 6 tháng qua, 10 nhóm hộ phát triển mô hình liên kết trồng sachi trên địa bàn huyện Kim Bôi thấp thỏm ngóng chờ doanh nghiệp đến thu mua, bao tiêu sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phẩm ứ đọng, chậm thu mua do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Hiện nay, người nông dân vẫn phải gồng mình gánh lãi hàng tháng để duy trì sản xuất, nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh.



Hơn 3 tạ quả sachi của gia đình bà Bùi Thị Diển, xóm Gò Cha, xã Kim Bôi (Kim Bôi) chờ ngày tiêu thụ.

Tháng 2/2019, gia đình bà Bùi Thị Diển, xóm Gò Cha, xã Kim Bôi là 1 trong 4 hộ ký kết với Công ty CP Inca Sachi Việt Nam sản xuất vùng nguyên liệu sachi. Theo đó, gia đình bà Diển thuê nhân công, máy móc để cải tạo đất, quy hoạch vườn trồng sachi trên diện tích 0,5 ha. Tháng 4/2019, gia đình xuống giống, thực hiện các bước chăm sóc cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp. Theo kế hoạch đề ra, sau 8 tháng, cây sẽ cho thu quả và có thể suất ra thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên đến nay, hơn 3 tạ quả sachi chất đầy trên sân thượng.

Bà Diển trăn trở: Gia đình tôi bỏ vốn gần 50 triệu đồng để đầu tư liên kết với doanh nghiệp phát triển mô hình trồng cây sachi, trong đó, nguồn vốn tích góp chỉ có khoảng 20 triệu đồng, còn lại là vốn vay ngân hàng. Quá trình chăm sóc, gia đình tuân thủ theo đúng quy trình của doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, sản phẩm sau khi thu hái đến nay vẫn chưa được doanh nghiệp thu mua, gây khó khăn trong việc hoàn vốn.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Kim Bôi hiện có 10 nhóm hộ tham gia liên kết với Công ty CP Inca Sachi Việt Nam, với diện tích khoảng 10 ha tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Kim Bôi, Đông Bắc… Với hình thức liên kết, hỗ trợ giúp đỡ các nhóm hộ có nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu sachi, doanh nghiệp đã tổ chức các lớp tập huấn, cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sachi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm theo tiêu chuẩn như đã ký kết tại hợp đồng với giá thành 55.000 đồng/kg hạt khô, 30.000 đồng/kg quả chưa tách hạt.

Ông Triệu Văn Lập, Tổ trưởng nhóm hộ trồng sachi xã Tú Sơn cho biết: Liên kết trồng sachi với doanh nghiệp từ năm 2017, việc trồng, chăm sóc và bao tiêu đầu ra sản phẩm được phối hợp hiệu quả. Tuy nhiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc tiêu thụ sachi gặp khó khăn. Lần cuối cùng doanh nghiệp thu mua sản phẩm của chúng tôi vào tháng 5 vừa qua với sản lượng 6,2 tạ quả và 1,7 tạ lá, tuy nhiên đến nay chưa chi trả tiền cho các hộ dân. Các hộ trồng sachi mong muốn doanh nghiệp nhanh chóng tìm hướng giải quyết khắc phục khó khăn, thu mua sản phẩm để có tiền tái đầu tư sản xuất.

Về phía Hội Nông dân huyện Kim Bôi, sau khi tiếp nhận phản ánh của các tổ, nhóm liên kết trồng sachi đã nhanh chóng thống kê, rà soát cụ thể số lượng sản phẩm hiện chưa tiêu thụ được. Phối hợp với doanh nghiệp tìm các giải pháp hỗ trợ, tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đề nghị doanh nghiệp nỗ lực khắc phục khó khăn để thu mua sản phẩm cho các tổ, nhóm trồng sachi.

Công ty CP Inca Sachi Việt Nam hiện đang mở rộng vùng nguyên liệu trồng sachi tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và 14 tỉnh miền núi phía Bắc, với diện tích khoảng 200 ha, trong đó, diện tích thu hoạch ước đạt 100 ha. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nên việc xuất khẩu hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Hiện, các đơn hàng lẻ chủ yếu cung cấp cho đối tác trong nước.

Bà Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Sachi Việt Nam cho biết: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên, 2 quốc gia này đều nằm trong vùng dịch nguy hiểm. Trước thực tế đó, doanh nghiệp đã có văn bản gửi các tổ, nhóm liên kết sản xuất trồng sachi chia sẻ với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh. Đồng thời, đề nghị các nhóm hộ bảo quản sản phẩm theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm của các tổ, nhóm theo đúng hợp đồng quy định. Qua đó, nhanh chóng ổn định sản xuất sau dịch bệnh, duy trì phát triển và mở rộng quy mô phát triển doanh nghiệp.


Đức Anh


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục