(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lương Sơn có hơn 800 doanh nghiệp, gần 3.000 hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH tại địa phương. Nhiều doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Sự phát triển của khối doanh nghiệp tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh, qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hệu quả thu hút đầu tư của huyện.


Nhà máy cháo sen Bát Bảo Minh Trung tại khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Trong những năm qua, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong những tháng đầu năm nay chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân huyện đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu đạt được những thành tự quan trọng trọng trên các lĩnh vực. Hội Doanh nghiệp huyện phát huy vai trò cầu nối giữa giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp với doanh nghiệp, tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, Hội tham mưu UBND huyện tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo huyện với doanh nghiệp, qua đó trao đổi, giải quyết những vấn đề doanh nghiệp quan tâm như: cải cách thủ tục hành chính, thuế, hải quan, đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh…

Từ những nỗ lực chung của cộng đồng doanh nghiệp doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH của huyện. Trong 5 năm (2015 - 2019), các doanh nghiệp đóng góp ngân sách Nhà nước trên 2.858 tỷ đồng (trong đó, doanh nghiệp trong nước đóng góp 2.325,7 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 532,3 tỷ đồng), góp phần đưa lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ của huyện có bước tăng trưởng khá. Năm 2020 có trên 300 doanh nghiệp, thu hút 27.299 lao động vào làm việc (số lao động làm việc trong khu công nghiệp Lương Sơn trên 14.000 lao động), trên 1.000 hộ kinh doanh cá thể thu hút trên 5.000 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 5.340 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Tình hình sản xuất CN-TTCN duy trì ở mức phát triển khá, có 136 dự án hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tổng số lao động 27.299 người (lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8.575 người). Giá trị sản xuất từ các hộ cá thể năm 2020 ước đạt 12.870 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2015. Thu ngân sách địa phương thực hiện bình quân 631 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2015-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 14,4%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 54.267 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản đạt 10.617 tỷ đồng.

Cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân huyện tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Hội Doanh nghiệp huyện đã tặng 370 suất quà cho người nghèo, người tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng trị giá 280 triệu đồng, nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sỹ… Tổ chức 55 lượt thăm hỏi, động viên, giúp đỡ hội viên; tham gia hỗ trợ xây dựng 3 nhà tình thương, tặng 40 triệu đồng cho Quỹ vì người nghèo và các quỹ từ thiện ở địa phương.

Bên cạnh đó, để cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững, tuân thủ đúng quy định pháp luật, Hội chú trọng hoạt động trợ giúp pháp lý, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật văn bản pháp luật mới trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh… 5 năm qua, Hội đã tổ chức được 25 hội nghị chuyên đề, trợ giúp pháp lý cho 15 doanh nghiệp.

Thời gian tới, Hội Doanh nghiệp huyện phấn đấu xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp có đủ năng lực, phẩm chất để quản lý, vận hành doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; vận động doanh nghiệp hợp tác liên kết, liên doanh tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xã hội từ thiện, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, đóng góp ngày càng nhiều cho công cuộc phát triển KT-XH địa phương. 

V.H


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục