(HBĐT) - Đó là chủ đề diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức ngày 4/12 tại tỉnh ta. Dự diễn đàn có đại diện Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia; lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên cùng một số doanh nghiệp, HTX và 100 hộ nông dân tiêu biểu trong nuôi gà của tỉnh.


Nông dân tham gia trao đổi, thảo luận tại diễn đàn. 

Năm 2020, tổng đàn gia cầm cả nước đạt 481 triệu con, trong đó có 382 triệu con gà (chiếm 79,5%). Tính đến hết tháng 11/2020, toàn tỉnh Hòa Bình có 7,8 triệu con gia cầm. Hiện, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tập trung phát triển các giống gà địa phương như gà Lạc Thủy, Lạc Sơn.

Đối với ngành chăn nuôi, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát huy các giống đặc sản của từng vùng, miền. Người dân, cộng đồng là chủ thể của các thương hiệu, thụ hưởng lợi ích từ sản phẩm của mình… Tuy nhiên, hiện nay, quy mô chăn nuôi một số giống gà đặc sản chủ yếu ở hộ gia đình. Các hộgặp khó khăn trong đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô chăn nuôi và sản xuất chế biến, xúc tiến thương mại, đăng kýsở hữu trí tuệ hạn chế. Việc quy hoạch,phát triển chăn nuôi các giống gà đặc sản vào Chương trình OCOP các địa phương còn thực hiện chậm.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP tại các tỉnh miền núi phía Bắc” nhằm: Định hướng quy hoạch vùng chăn nuôi,khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm; phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm gắn với thị trường theo hướng OCOP; tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng nâng cao các loại hình sản phẩm…

Bên cạnh đó, diễn đàn tạo điều kiện để nông dân trao đổi, chia sẻ,thảo luận với các nhà quản lý, nhà khoa học,doanh nghiệp, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong phát triển chăn nuôi gà thịt, như: Kỹ thuật chăm sóc,điều trị các bệnh thường gặp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiêu chuẩn để sản phẩm gà thịt đạt tiêu chuẩn OCOP… Thông qua diễn đàn, các doanh nghiệp, HTX, hộ dân có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của T.Ư, địa phương. 

 

Thu Thủy


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục