(HBĐT) - Năm 2020, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự kiến hụt thu, ảnh hưởng đến công tác điều hành chi ngân sách địa phương. UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý ngân sách rà soát, xây dựng kịch bản điều hành nhiệm vụ chi bảo đảm khả năng cân đối ngân sách, quản lý chặt chẽ, hiệu quả chi ngân sách địa phương, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.


Tỉnh cân đối ưu tiên nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và an sinh xã hội. Ảnh: Cơ sở vật chất trường THPT DTNT Kim Bôi được đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Hết tháng 10/2020, tỉnh thực hiện chi ngân sách địa phương 8.183 tỷ đồng, bằng 83% dự toán Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao, đạt 78% dự toán HĐND tỉnh, bằng 101% so với cùng kỳ; trong đó, chi đầu tư phát triển 723 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.051 tỷ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1,3 tỷ đồng, chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 1.308 tỷ đồng, chi trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi 100 tỷ đồng. 
Dự kiến chi ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt 14.651 tỷ đồng, bằng 117% so với dự toán TTCP giao, bằng 113% so với nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương 10.724 tỷ đồng; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 2.405 tỷ đồng, chi chuyển nguồn sang năm sau 1.435 tỷ đồng, chi nộp ngân sách cấp trên 22 tỷ đồng; trả nợ gốc vay của ngân sách địa phương 64 tỷ đồng.

Năm 2020 là năm thứ tư thời kỳ ổn định ngân sách, nhu cầu chi gia tăng, nhưng nguồn lực chỉ đáp ứng một phần. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mọi nguồn lực của địa phương đều tập trung bố trí cho mua sắm trang thiết bị y tế, công tác phòng, chống dịch bệnh. Các đơn vị tiếp tục phải cắt giảm 10% chi thường xuyên; đồng thời cắt giảm các nhiệm vụ chi được giao dự toán từ đầu năm chưa thực sự cần thiết; cắt giảm một phần vốn đầu tư.  

Theo đánh giá của cơ quan tài chính, công tác điều hành chi ngân sách được triển khai tích cực, chủ động, theo đúng Luật NSNN, bảo đảm nguồn đáp ứng cho các nhiệm vụ chi về bảo đảm QP-AN, sự nghiệp GD&ĐT, y tế, văn hóa, bảo đảm xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt là bảo đảm nguồn kinh phí chi trả tiền lương, phụ cấp, các chế độ, chính sách cho con người…
Ngân sách các cấp đã bố trí khoảng 60 tỷ đồng để mua trang thiết bị, thực hiện cách ly tập trung, lập chốt kiểm dịch y tế; mua thuốc khử trùng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; bố trí 213 tỷ đồng chi hỗ trợ các đối tượng theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 của TTCP, về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Từ nguồn hỗ trợ của T.Ư cùng nguồn ngân sách tỉnh, đã phân bổ hơn 25 tỷ đồng bổ sung cho các huyện, thành phố để hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, giúp người dân sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; phối hợp hỗ trợ 30.000 lượt học sinh ở khu vực khó khăn, với số lượng 2.000 tấn gạo.
Công tác phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển bảo đảm đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; tập trung bố trí vốn để hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trọng điểm, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2020; vốn đối ứng ODA theo tiến độ dự án; hạn chế khởi công mới các dự án; bố trí trả nợ gốc các khoản huy động dài hạn phải trả… 

Năm nay, thu NSNN đứng trước nguy cơ hụt thu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành chi ngân sách địa phương. Số thu cả năm ước thực hiện 4.512 tỷ đồng, bằng 90% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh, số tuyệt đối giảm khoảng 488 tỷ đồng. Trước nguy cơ hụt thu, UBND tỉnh đã, đang thực hiện nhiều phương án điều hành linh hoạt, chủ động đối với diễn biến thu NSNN theo từng "kịch bản”. Trước mắt, đã cắt giảm chi thường xuyên 163 tỷ đồng, tạm dừng giải ngân một phần vốn đầu tư theo tiêu chí và đầu tư khác 114 tỷ đồng; điều hành nhiệm vụ chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu sử dụng đất trên cơ sở tiến độ thu  vào NSNN.

Những tháng cuối năm, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan quản lý ngân sách theo dõi tình hình thực hiện thu NSNN. Từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp, phương án điều hành nhiệm vụ chi bảo đảm khả năng cân đối ngân sách. Trường hợp thu đạt chỉ tiêu nghị quyết HĐND tỉnh giao, thì quyết định giao bổ sung trở lại cho các đơn vị đã bị cắt giảm chi thường xuyên; tiếp tục giải ngân vốn đầu tư cân đối ngân sách theo kế hoạch được giao. Trường hợp số hụt thu lớn, cần tiếp tục rà soát để cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; đề nghị T.Ư hỗ trợ một phần số hụt thu để giảm bớt khó khăn cho địa phương. Năm 2021, trong phương án điều hành chi ngân sách địa phương thực hiện tiếp tục tăng thu, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, bố trí nguồn lực chi đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

 
L.C

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục