(HBĐT) - Đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp là 1 trong 4 loại tài sản công đòi hỏi cần được quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả để phát triển KT-XH. Tuy nhiên, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản lại gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý loại tài sản công này.

Theo báo cáo, trung tâm được thành lập năm 2016, nhưng lịch sử hình thành đã có từ thập niên 60 của thế kỷ trước trên cơ sở thành lập, sáp nhập nhiều đơn vị như: trạm thực nghiệm lâm sinh, công ty dịch vụ nông nghiệp, xí nghiệp thuỷ sản hồ Hoà Bình, trung tâm giống cây trồng, trung tâm giống vật nuôi, trung tâm giống thuỷ sản… Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất cũng biến động qua các thời kỳ. Tổng diện tích đất trung tâm được giao là 1.188.261,3 m2 để sử dụng bảo tồn, lưu giữ nguồn gen; lưu giữ giống gốc; khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản. Do sắp xếp lại đơn vị, tinh giản biên chế cách đây trên 20 năm, nhiều diện tích đất đã được giao khoán cho các hộ công nhân sản xuất để tự đóng nộp BHXH và các chế độ khác; đến nay, trung tâm không quản lý được 614.190 m2 đất, điển hình là diện tích 506.334 m2 ao nuôi và đường đi chung khu đầm Quỳnh Lâm - diện tích đã giao khoán cho các hộ từng là công nhân; diện tích đất khoảng 10 ha tại xã Bình Thanh (Cao Phong) bị người dân lấn chiếm làm nhà ở, đất sản xuất chưa được giải quyết dứt điểm; diện tích đất 7.856 m2 tại xã Sủ Ngòi - nay là phường Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) đã giao cho Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản ngành NN&PTNT để thi công trạm bơm Quỳnh Lâm nhưng chưa có quyết định thu hồi. Bên cạnh đó, diện tích đất 96.949,1 m2 tại thị trấn Bo (Kim Bôi), tại xã Bình Thanh (Cao Phong) đã được UBND tỉnh thu hồi tại Quyết định số 215/QĐ-UBND, ngày 21/2/2011, Quyết định số 2106/QĐ-UBND, ngày 30/9/2019 và Quyết định số 1471/QĐ-UBND, ngày 29/5/2020, nhưng các đơn vị liên quan chưa tổ chức bàn giao dứt điểm và ghi giảm trên sổ sách kế toán của đơn vị.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản là đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên theo Quyết định số 66/QĐ-UBND, ngày 11/1/2019 của UBND tỉnh. Các tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (nhà kho, chuồng trại, dây chuyền chế biến…) đều đã hết khấu hao, xuống cấp trầm trọng, nhưng không có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Từ hiện trạng quản lý, sử dụng đất cũng như nhu cầu sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu thực hiện cơ chế tự chủ toàn bộ chi thường xuyên, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản mong muốn UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện trích đo và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 477.122,2 m2 đất đơn vị đang được quản lý, sử dụng; tổ chức bàn giao dứt điểm và ghi giảm trên sổ sách kế toán của đơn vị đối với diện tích đất 96.949,1 m2; đề nghị UBND tỉnh thu hồi 614.190 m2 đất để giao cho địa phương quản lý.


Thu Hà 
(HĐND tỉnh)

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục