(HBĐT) - Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/ QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (viết tắt là Chương trình). Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, giai đoạn II từ năm 2026 - 2030. Mục tiêu nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.


Huyện Đà Bắc còn nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, việc thực hiện Chương trình kỳ vọng sẽ làm thay đổi vùng đặc biệt khó khăn. (Ảnh chụp tại xã Đoàn Kết).

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Đây là chủ trương lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Để thực hiện các bước chuẩn bị cho việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Ban Dân tộc đã chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát thực trạng KT-XH vùng DTTS&MN tỉnh Hòa Bình và nhu cầu thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn. Đồng thời, tham mưu đề xuất lựa chọn huyện Đà Bắc là huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/ 2018 của Thủ tướng Chính phủ được chọn làm điểm và triển khai dự án hạng mục "Đầu tư vùng trồng dược liệu quý” thuộc Chương trình. Mục tiêu nhằm thực hiện đúng nguyên tắc Nghị quyết số 120/2020/QH14 đề ra là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm DTTS khó khăn nhất. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS...

Bước sang năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổng hợp rà soát, thẩm định thực trạng KT-XH nhu cầu đầu tư hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; triển khai các chính sách liên quan đến công tác dân tộc thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết số 120/2020/ QH14. Thực hiện rà soát theo các tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh rà soát thực trạng KT-XH vùng DTTS& MN; nhu cầu và đề xuất các danh mục thực hiện các nội dung đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình theo hướng dẫn của T.Ư. Tổng hợp xây dựng Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Để Chương trình được triển khai thuận lợi, hiệu quả, ngày 18/3 vừa qua, UBND tỉnh có Công văn số 386/UBND-NNTN về việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành: KH&ĐT, Tài chính, GTVT, NN&PTNT, Công Thương, LĐ-TB&XH, VH-TT&DL, GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố triển khai một số nội dung sau:

Về địa bàn triển khai thực hiện khi có thông báo vốn của Chương trình, là địa bàn theo kết quả rà soát, phân định vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, tại Báo cáo số 08/BC-UBND ngày 12/1/2021 của UBND tỉnh. Đối tượng, nội dung thụ hưởng bám sát vào đối tượng, nội dung các dự án thành phần của Chương trình theo dự thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS& MN giai đoạn 2021 - 2030... Kinh phí thực hiện Chương trình sẽ được thực hiện theo Luật Đầu tư công và bố trí vốn trung hạn, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025. Vì vậy, trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai rà soát đối tượng, địa bàn thụ hưởng, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực hiện để trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt theo quy định.

Về chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa… dự kiến đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 theo các dự án thành phần thuộc Chương trình, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố phải căn cứ vào kết quả rà soát, đánh giá tổng thể KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn để xây dựng danh mục chi tiết, trên cơ sở đó đề xuất thứ tự ưu tiên danh mục chi tiết các công trình hạ tầng theo từng năm.

Đối với việc chỉ đạo điểm triển khai Chương trình và triển khai dự án hạng mục phát triển cây dược liệu quý trên địa bàn huyện Đà Bắc, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan làm việc cụ thể với UBND huyện Đà Bắc thống nhất phương án tổ chức triển khai thực hiện.


Bình Giang


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục