(HBĐT) - Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nhiệp (CN-TTCN) của huyện Yên Thủy đạt 712,5 tỷ đồng, năm 2020 tăng lên 891 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN bình quân đạt 6%/năm. Hoạt động sản xuất CN-TTCN góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu KT-XH, song vẫn còn nhiều khó khăn. UBND huyện Yên Thủy chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường để thúc đẩy CN-TTCN phát triển.

 


Công ty CP may xuất khẩu An Phúc, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. 

Trên địa bàn huyện có 15 doanh nghiệp (DN), 3 HTX, 560 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN, tăng 4 DN, 30 cơ sở so với năm 2015. Trong đó, công nghiệp khai thác mỏ 1 DN; công nghiệp chế biến 12 DN; phân phối điện, nước 5 DN, HTX. Các DN công nghiệp chủ yếu quy mô vừa và nhỏ, giá trị sản xuất hàng năm phụ thuộc vào một số DN lớn như: Công ty CP xi măng X18, Công ty TNHH MDF Hòa Bình, Công ty CP cơ khí đúc Hồng Hà. Ngành nghề sản xuất là may mặc nhỏ lẻ, xây dựng xưởng may tại hộ gia đình, hoạt động chủ yếu là gia công với khoảng 30 - 50 lao động. Do đó, chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế của huyện, chưa tạo được động lực trong chuyển đổi, phát triển KT-XH của địa phương. 

Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh với diện tích quy hoạch 220 ha. KCN Lạc Thịnh được thành lập từ năm 2011, trong đó, diện tích công nghiệp theo quy hoạch là 134,92 ha. Đến nay, công tác kiểm đếm, giải phóng mặt bằng thực hiện được khoảng 110 ha (50%). KCN vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư nào vào đầu tư sản xuất. 

Song song với những khó khăn trong lĩnh vực công nghiệp, hoạt động sản xuất TTCN còn manh mún, quy mô hộ gia đình. Các cơ sở sản xuất TTCN nằm phân tán ở khắp các xã, thị trấn, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. Một số ngành nghề sản xuất chính: Xay xát, hàn xì, may mặc, sản xuất đồ gỗ, gạch bê tông, ống cống, nấu rượu… Sản phẩm sức cạnh tranh chưa cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu người dân trong huyện và một số địa phương lân cận. 

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để thúc đẩy CN-TTCN của huyện ngày càng phát triển, thời gian tới, UBND huyện tăng cường công tác phối hợp, mở rộng quan hệ với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến tìm hiểu về tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu thực hiện các giải pháp về xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực để phát triển hạ tầng, trước hết là phần diện tích đã được đền bù giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi thu hút DN đầu tư sản xuất. Vận động Nhân dân hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, ngành nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.  

Qua rà soát, UBND huyện nhận thấy cụm công nghiệp (CCN) Hàng Trạm được thành lập theo Quyết định số 2669/ QĐ-UBND, ngày 9/12/2015 của UBND tỉnh với diện tích 18 ha không có tính khả thi trong việc thu hút đầu tư, đề nghị UBND tỉnh đưa ra khỏi quy hoạch CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Đối với KCN Lạc Thịnh, quỹ đất có khả năng mở rộng tăng thêm khoảng 610 ha (từ 220 ha lên 830 ha), bao gồm cả diện tích quy hoạch CCN Hàng Trạm, đất nằm dọc hai bên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận thị trấn Hàng Trạm và xã Lạc Thịnh. UBND huyện đề nghị điều chỉnh mở rộng quy hoạch KCN Lạc Thịnh lên khoảng 830 ha đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên địa bàn huyện có 1 khu đất thuộc xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu, tiếp giáp đường Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 550 ha, do địa hình đá vôi, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên muốn bổ sung quy hoạch KCN Bảo Hiệu, diện tích khoảng 550 ha tại xã Bảo Hiệu vào quy hoạch các KCN của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 Thu Thủy

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục