(HBĐT) - Đến nay, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh được quy hoạch phù hợp, bám sát quy hoạch chung của tỉnh, tỷ lệ đất công nghiệp được lấp đầy tại các KCN đã có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt 56,9%, các CCN đạt 40,88%. Phát triển ngành công nghiệp, mở rộng quy mô, diện tích, lấp đầy các KCN, CCN vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

 


Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam, khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) hoạt động hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Toàn tỉnh có 8 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch 1.510 ha, có 98 dự án đầu tư đã được cấp phép (26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 518,05 triệu USD, 72 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.397,87 tỷ đồng). Các doanh nghiệp trong các KCN phát triển ổn định. Đến nay, có 60 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các KCN đạt 70.942 tỷ đồng, bình quân đạt 14.118 tỷ đồng/năm. Tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư được 162,77 ha, bình quân đạt 32,55 ha/năm.

Trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt 56,9%, có 3/8 KCN có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, 2/8 KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Tổng vốn đầu tư thực hiện 1.097,371 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 174 tỷ đồng, ngân sách địa phương 410,7 tỷ đồng, doanh nghiệp 512,671 tỷ đồng.

Tỉnh quy hoạch 20 CCN với tổng diện tích đất 800,165 ha. Có 15/20 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 626,4 ha. Có 10 CCN được UBND tỉnh giao chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là doanh nghiệp.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt là 4.100,253 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các CCN khoảng 225,219 tỷ đồng. Các CCN đã, đang và chuẩn bị triển khai đầu tư hạ tầng gồm: Khoang U (Lạc Sơn); Phú Thành II, Đồng Tâm (Lạc Thủy); Chiềng Châu (Mai Châu); Yên Mông, Chăm Mát - Dân Chủ, Tiên Tiến (TP Hòa Bình); Phong Phú (Tân Lạc), xóm Rụt (Lương Sơn). Tổng diện tích đất khoảng 420,335 ha.

Toàn tỉnh có 5 CCN tại các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động, thu hút 13 dự án thứ cấp đầu tư sản xuất, kinh doanh, với tổng diện tích đã cho thuê là 45,67 ha; tổng vốn đăng ký khoảng 623 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 700 lao động địa phương, trung bình tỷ lệ lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh là 40,88%. 

Tuy nhiên, hiện nay, công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư còn hạn chế. Số dự án đầu tư vào các KCN, CCN đạt kết quả chưa cao, vốn đăng ký đầu tư còn nhỏ; công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, quỹ đất sạch để thu hút đầu tư chưa nhiều. Hạ tầng ngoài hàng rào KCN, CCN chưa được quan tâm, chú trọng đầu tư; nhiều KCN, CCN chưa được triển khai đầu tư; hạ tầng các KCN, CCN và hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ. Công tác quy hoạch các KCN, CCN còn thiếu đồng bộ, chưa có tầm chiến lược phát triển lâu dài...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt 80% trở lên, các CCN đạt 50% trở lên; phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Do đó, tỉnh chủ trương tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó, tập trung ưu tiên phát triển vùng động lực kinh tế của tỉnh. Xây dựng các cơ chế chính sách ưu tiên và bố trí nguồn lực hợp lý cho vùng động lực gồm: TP Hòa Bình, Lương Sơn, Bắc Lạc Thủy. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN: Đồng Tâm, Phú Thành II, Chăm Mát - Dân Chủ, Yên Mông, Tiên Tiến, xóm Rụt, Hòa Sơn, Đà Bắc, Phong Phú; các KCN: Yên Quang, Nam Lương Sơn.

Tập trung lấp đầy các KCN, CNN nằm trong vùng động lực của tỉnh; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước. 

Tiếp tục rà soát, bổ sung xây dựng phương án phát triển các CCN trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu đến năm 2025, tăng diện tích đất công nghiệp lên khoảng 4.600 ha; xem xét bổ sung thêm 13 CCN tại các huyện, thành phố: Đà Bắc 2 CCN, Cao Phong 2, Tân Lạc 1, Lạc Sơn 1, Lương Sơn 2, Lạc Thủy 2, Yên Thủy 1, Kim Bôi 1, TP Hòa Bình 1, nâng diện tích các CCN lên khoảng 1.750 ha. Đối với các KCN, tiếp tục mở rộng diện tích các KCN, bổ sung mới 2 KCN. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó chấm dứt các dự án đầu tư không hiệu quả, dự án do nhà đầu tư không có năng lực triển khai, thời gian thực hiện kéo dài.

                                                                                     VH


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục