(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ phía Đông của tỉnh, trở thành cầu nối giữa đồng bằng sông Hồng với vùng Tây Bắc và là đô thị vệ tinh quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội. Cùng với đó, huyện có hệ thống giao thông thuận lợi với những tuyến huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh và gần với đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản khá phong phú... Những tiềm năng, lợi thế này là yếu tố quan trọng để huyện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển KT-XH nói chung, công nghiệp nói riêng.


Công ty TNHH Việt Nam Fragrances (Hòa Bình) tại khu công nghiệp Lương Sơn ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động địa phương.

Với vai trò là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh, huyện chủ trương phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị, bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển nông thôn, bảo tồn các công trình văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. Phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội.

Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 150 dự án sản xuất công nghiệp với gần 140 dự án đã đi vào hoạt động. Huyện có cụm công nghiệp (CCN) xóm Rụt - xã Tân Vinh, CCN Hòa Sơn và 3 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, KCN Lương Sơn đã cơ bản xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đã lấp đầy 100%, thu hút được 44 dự án với 18 dự án FDI, vốn đầu tư 261,3 triệu USD và 26 dự án đầu tư trong nước, giải quyết việc làm cho 17.000 lao động. KCN Nam Lương Sơn đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, cắm mốc ranh giới; có 2 doanh nghiệp sản xuất xi măng hoạt động, thu hút hơn 600 lao động, tỷ lệ lấp đầy khoảng 61%. KCN Nhuận Trạch diện tích trên 280 ha, đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng. Theo đánh giá của UBND huyện, nếu dự án triển khai sớm sẽ mang lại hiệu quả lớn, nhất là khi đường vanh đai 5 chạy qua KCN Nhuận Trạch sẽ thúc đẩy KT-XH của vùng phát triển.

Với việc thu hút đầu tư vào các KCN đã giúp sản phẩm công nghiệp của huyện ngày càng đa dạng, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chế biến, giảm dần tỷ trọng khai thác khoáng sản. Huyện từng bước phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chú trọng khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Ưu tiên thu hút đầu tư đã giúp cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch rõ nét. Năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 64,6% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất CN-TTCN và xây dựng đạt 16.743 tỷ đồng (riêng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.059,3 tỷ đồng), tăng gấp 3,38 lần so với năm 2015, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2020, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện chiếm 38% giá trị sản xuất của tỉnh; tốc độ tăng của ngành gấp 2 lần so với bình quân chung của tỉnh. Số lượng dự án CN-TTCN của huyện cũng chiếm 38,6% toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 480 triệu USD, chiếm 46,5% của cả tỉnh. Kết quả này tác động rất lớn đến sự phát triển của huyện. Để hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, sớm triển khai nhiệm vụ phát công nghiệp, huyện đề xuất với tỉnh quan tâm bố trí vốn đầu tư công, để sớm triển khai xây dựng khu tái định cư đối với các CCN đã được HĐND tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư. Đề xuất UBND tỉnh bổ sung thêm 4 CCN trên địa bàn trong giai đoạn 2021 - 2025, hiện đã xác định được khu vực dự kiến là CCN Tân Vinh 2, CCN Thanh Cao 1, Thanh Cao 2 và CCN Hòa Sơn sau KCN Lương Sơn, dự kiến sẽ hình thành trung tâm logistics.

Bên cạnh đó, để công nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Huyện ủy, UBND huyện sát sao chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp lớn về công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, điện tử... vào đầu tư tại huyện để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, sớm đưa các dự án vào sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn đến năm 2025 đạt 35.640 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,5%/năm.


Bình Giang


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục