(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, ngoài thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động ngành ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh điều hành lãi suất phù hợp, cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Qua đó, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế.


Nhờ nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện mở rộng sản xuất. Ảnh: Chế biến sản phẩm phục vụ chăn nuôi tại Công ty TNHH Tuấn Minh, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). 

Xác định vai trò của ngành ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế địa phương, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cũng như thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Nhờ đó, tính đến ngày 21/6/2021, tổng phương tiện thanh toán trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng 3,48%, huy động vốn tăng 3,13%, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,47% so với cuối năm 2020 và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Theo đồng chí Bùi Văn Xưởng, Giám đốc NHNN tỉnh, cùng với hoạt động của hệ thống các TCTD trên địa bàn, tỉnh đã thực hiện tốt các các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, kiên định thực hiện "mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển KT-XH. Hoạt động của các TCTD trên địa bàn từ đầu năm đến nay tăng trưởng khá mạnh cả về hoạt động huy động vốn lẫn cho vay.

Cụ thể, tổng nguồn vốn đến ngày 30/6 đạt 31.865 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2020. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư 24.404 tỷ đồng, tăng 2.389 tỷ đồng, tương đương 10,9% so với cuối năm 2020, đáp ứng 90,3% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay. Vốn huy động của các ngân hàng, TCTD tăng trưởng khá, huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng 76,47% so với vốn huy động. Thị phần vốn huy động của các ngân hàng, TCTD tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Dư nợ toàn địa bàn đến ngày 30/6đạt 27.005 tỷ đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 43,3%; dư nợ trung dài hạn chiếm 56,7%, tăng 2.390 tỷ đồng, tương đương 9,7% so với thời điểm 31/12/2020, tăng cao so với mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành là 5,47%.

Lãi suất huy động vốn và cho vay cũng được NHNN tỉnh chỉ đạo sát sao, kịp thời với những điều hành của UBND tỉnh cũng như NHNN Việt Nam.

Theo NHNN tỉnh, lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng bằng đồng Việt Nam của các TCTD từ 0,1 - 0,2%/năm. Loại có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng từ 3,1 - 3,9%/năm đối với ngân hàng thương mại (NHTM) và từ 4 - 4,2% năm đối với Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động theo cung - cầu thị trường: loại kỳ hạn 6 - 12 tháng từ 3,3 - 6,8%/năm (đối với NHTM); từ 5 - 6,2%/năm (đối với QTDND); kỳ hạn trên 12 tháng từ 5 - 6,5%/năm.

Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên 4,5%/năm (đối với NHTM), 5,5%/năm (đối với QTDND). Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường, bao gồm: ngắn hạn tại các NHTM phổ biến 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 5,9 - 12,7%/năm; QTDND ngắn hạn từ 9,1 - 10,2%/năm, trung dài hạn từ 10,2 - 11,6%/năm. Ngoài ra, lãi suất cho vay tiêu dùng: Ngắn hạn của các NHTM dao động từ 7 - 11,5%/năm, trung và dài hạn từ 8,5 - 13%/năm, QTDND từ 11 - 12,2%/năm.

Trong những tháng cuối năm, NHNN tỉnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục nỗ lực, tập trung thực hiện tốt các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và cấp ủy, chính quyền địa phương về điều hành KT-XH. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2021, toàn ngành đảm bảo mục tiêu hoạt động: An toàn, hiệu quả, đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển KT-XH của địa phương.

Cũng theo đồng chí Bùi Văn Xưởng, bên cạnh triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo hoạt động của các TCTD, NHNN tỉnh tập trung chỉ đạo các ngân hàng thường xuyên theo dõi chặt chẽ số lượng khách hàng, dư nợ bị thiệt hại bởi dịch Covid-19 để thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư số 01, Thông tư số 03 và quy định nội bộ của Hội sở chính; thường xuyên tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách; phát hiện, xử lý kịp thời việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai chất lượng tín dụng.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về lãi suất huy động, lãi suất và phí cho vay để ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ; tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động. Cùng với đó, mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay với lãi suất ưu đãi để duy trì, khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Hồng Trung

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục